Cách mạng hóa với chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Trang chủTin tức - Sự kiệnCách mạng hóa với chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp – Bước đột phá mở ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Một nhà máy sản xuất hiện đại, nơi robot thông minh tự động vận hành máy móc, dữ liệu sản xuất được phân tích và tối ưu hóa theo thời gian thực, và sản phẩm được cá nhân hóa theo từng nhu cầu khách hàng. Đây chính là viễn cảnh tương lai của chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ là bước đột phá về công nghệ, mà còn mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu trong kỷ nguyên số. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực, công nghệ và tư duy để thành công trong công cuộc chuyển đổi số.

Tổng quan về chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp là quá trình thay đổi phương thức làm việc thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành và mô hình kinh doanh. Điều này bao gồm việc sử dụng các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), và điện toán đám mây để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí.

Mặc dù chuyển đổi số và tự động hóa đều nhằm mục đích cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hai khái niệm này có những điểm khác biệt quan trọng. Tự động hóa tập trung vào việc sử dụng máy móc và công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà không cần sự can thiệp của con người. Trong khi đó, chuyển đổi số bao gồm việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và kết nối hơn.

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt trong việc giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số hóa. Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, năm 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số”, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế số nền tảng từ 20-25% và tổng doanh thu lĩnh vực này đạt 40 tỷ USD, từ đó tạo đà cho các mục tiêu chiến lược năm 2025 đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam.

Ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Sản xuất thông minh (smart manufacturing) là một phương pháp sản xuất được tích hợp cùng công nghệ. Các thiết bị hay công cụ được kết nối cùng Internet để tối ưu quá trình sản xuất. Bằng cách sử dụng các công nghệ như IoT và AI, các nhà máy có thể theo dõi và quản lý quy trình sản xuất một cách tự động và hiệu quả hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu các lỗi kỹ thuật, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số
Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số cũng mang lại những cải tiến đáng kể trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường, tạo ra sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. Các công cụ thiết kế kỹ thuật số và mô phỏng 3D cho phép các kỹ sư thử nghiệm và tối ưu hóa sản phẩm trước khi sản xuất thực tế, giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng giúp các doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ hơn. Dữ liệu từ các cảm biến và hệ thống giám sát có thể được phân tích để phát hiện và khắc phục các vấn đề kịp thời, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Công nghệ như cảm biến và hệ thống giám sát giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn lao động: theo dõi môi trường làm việc, cảnh báo sớm về các nguy cơ tiềm ẩn, giúp giảm thiểu tai nạn và bảo vệ sức khỏe của người lao động.

Xem thêm:

Bứt phá thành công với chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất

Bứt tốc từ giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME

Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Thách thức

Chi phí đầu tư cao: Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào công nghệ, hạ tầng và đào tạo nhân lực. Các doanh nghiệp cần phải chi tiêu cho việc mua sắm thiết bị hiện đại, phần mềm quản lý và các hệ thống tự động hóa. Theo khảo sát của VCCI và JETRO trên 400 doanh nghiệp tại Việt Nam, có 55,6% doanh nghiệp cho biết rào cản mà họ gặp phải khi chuyển đổi số bắt nguồn từ vấn đề tài chính khi mà hoạt động này đòi hỏi chi phí cao.

Chi phí đầu tư cao là rào cản khi các doanh nghiệp chuyển đối số
Chi phí đầu tư cao là rào cản khi các doanh nghiệp chuyển đối số

 

Thiếu hụt kỹ năng và nhân lực: Một trong những thách thức lớn nhất là sự thiếu hụt kỹ năng và nhân lực có khả năng sử dụng và quản lý các công nghệ mới.

Rủi ro về an ninh mạng: Với việc tích hợp các hệ thống kỹ thuật số, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng. Các cuộc tấn công này có thể gây ra thiệt hại lớn về tài chính và uy tín.

Kháng cự thay đổi từ nhận sự: Nhiều người lao động có thể cảm thấy lo lắng về việc mất việc làm hoặc không thích nghi được với công nghệ mới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý thay đổi hiệu quả.

Thiếu chính sách hỗ trợ từ chính phủ: Mặc dù chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và thực thi. Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía chính phủ về mặt tài chính, pháp lý và hạ tầng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Cơ hội

Tăng khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mở rộng thị trường: Với việc ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường mới. Các nền tảng thương mại điện tử và các công cụ tiếp thị số giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn cầu một cách hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới
Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới

Tạo ra việc làm mới: Mặc dù có lo ngại về việc mất việc làm do tự động hóa, nhưng chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực như quản lý dữ liệu, an ninh mạng và phát triển phần mềm.

Nâng cao năng suất lao động: Chuyển đổi số giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Các công nghệ như IoT và AI giúp theo dõi và quản lý quy trình sản xuất một cách hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Góp phần phát triển kinh tế đất nước: Chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Việc áp dụng công nghệ số trong sản xuất giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Kinh nghiệm và bài học rút ra từ các mô hình chuyển đổi số thành công

Một trong những yếu tố quan trọng để chuyển đổi số thành công là xác định mục tiêu rõ ràng. Các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược chuyển đổi số cụ thể, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp định hướng cho các hoạt động và quyết định trong quá trình chuyển đổi.

Quản lý dự án hiệu quả là yếu tố then chốt để đảm bảo quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ. Các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, có khả năng theo dõi tiến độ, giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo các mục tiêu được hoàn thành đúng hạn.

Hợp tác với các đối tác công nghệ là một yếu tố quan trọng để chuyển đổi số thành công. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm và hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ số. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được các giải pháp công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

oneSME nền tảng chuyển đổi số do VNPT nghiên cứu và phát triển
oneSME nền tảng chuyển đổi số do VNPT nghiên cứu và phát triển

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã phát triển một Hệ sinh thái chuyển đổi số với bộ giải pháp trong các lĩnh vực như: Chính phủ số, Thành phố thông minh, Doanh nghiệp số, Y tế điện tử, Công nghệ 4.0 và Giáo dục điện tử, Điện toán đám mây, Internet vạn vật,… Đặc biệt, VNPT đã phát triển những trợ lý AI theo hướng chuyên ngành, áp dụng thành công vào sản xuất thông minh và thiết kế, phát triển sản phẩm. Những nỗ lực của VNPT trong việc áp dụng công nghệ số đã góp phần vào quá trình chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam nói chung.

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, từ việc tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, đến việc nâng cao năng suất lao động và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

_______

Để tìm hiểu và được tư vấn hỗ trợ về oneSME, vui lòng liên hệ:

Website: https://onesme.vn  

Hotline: 1800 1260

Email: onesme@vnpt.vn  

Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top phần mềm tra cứu hóa đơn điện tử dành cho doanh nghiệp

Sử dụng phần mềm để tra cứu, quản lý...

Gợi ý 5 phần mềm quản lý nhà thuốc được đánh giá tốt nhất

Sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc giúp...

Xác thực eKYC là gì? Vai trò và hướng dẫn định danh điện tử

Trong thời đại số hóa ngày nay, hiểu rõ...

Phải làm gì khi xuất trùng hoá đơn điện tử?

Xuất trùng hóa đơn điện tử gây nhiều phiền...