Chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo ra những cơ hội mới, tối ưu hóa quy trình và tăng năng lực cạnh tranh.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Việc áp dụng công nghệ số là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như cạnh tranh gay gắt, chi phí sản xuất leo thang và sự thiếu hụt lao động có kỹ năng cao.
Tại sao cần chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất?
Chuyển đổi số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh. Những tiến bộ trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), và thực tế ảo (VR) đang thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.
Thách thức
Thị trường cạnh tranh: Sự bùng nổ của thương mại điện tử và hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Doanh nghiệp sản xuất phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Chi phí sản xuất cao: Giá nguyên liệu, nhân công và năng lượng tăng cao khiến chi phí sản xuất tăng theo. Doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí để tiết kiệm chi phí thông qua chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất.
Thiếu hụt lao động có kỹ năng cao: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao để vận hành máy móc và thiết bị hiện đại. Doanh nghiệp cần đào tạo và nâng cao kỹ năng cho lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất.
Cơ hội
Tăng năng suất lao động: Công nghệ tự động hóa giúp giảm thiểu lao động thủ công, giải phóng lao động cho các công việc có giá trị gia tăng cao hơn.
Giảm chi phí sản xuất: Các công nghệ như Internet vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí.
Cải thiện chất lượng sản phẩm: Công nghệ in 3D và trí tuệ nhân tạo (AI) giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mở rộng thị trường: Thương mại điện tử và các kênh bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Tăng khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Các xu hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất hiện nay
Trí tuệ nhân tạo (AI)
AI được sử dụng để tự động hóa các quy trình sản xuất, phân tích dữ liệu để dự đoán nhu cầu thị trường, phát triển sản phẩm mới và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Internet vạn vật (IoT)
IoT cho phép kết nối các thiết bị và máy móc trong nhà máy, thu thập dữ liệu thời gian thực để theo dõi tình trạng hoạt động, phát hiện lỗi và bảo trì dự đoán.
Dữ liệu lớn (Big Data)
Là một thuật ngữ đề cập đến việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Big Data giúp các doanh nghiệp phân tích dữ liệu sản xuất, dữ liệu khách hàng và dữ liệu thị trường để đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Là một mô hình cho phép truy cập mạng theo yêu cầu để chia sẻ tài nguyên máy tính. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính, ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng, và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây). Các doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây để sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, phát triển và kiểm thử phần mềm, phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng web tương tác với khách hàng.
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Cho phép người dùng tương tác trong môi trường số hóa. VR tạo ra một môi trường số hóa hoàn toàn mới trong khi AR thêm các yếu tố số hóa vào môi trường thực tế. Cả hai công nghệ này đều đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, y tế, giải trí và nhiều ngành công nghiệp khác.
Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất
Bước 1: Trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường. Điều này giúp xác định những điểm cần cải thiện và những cơ hội có thể tận dụng.
Bước 2: Sau khi đã hiểu rõ tình hình hiện tại, doanh nghiệp sản xuất cần xác định các mục tiêu cụ thể cho quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất. Các mục tiêu này có thể bao gồm tăng năng suất, giảm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm, hoặc mở rộng thị trường. Tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn các công nghệ phù hợp như AI, IoT, Big Data, Cloud Computing, và VR/AR để đạt được các mục tiêu này. Cuối cùng, lập kế hoạch triển khai chi tiết để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Bước 3: Khi đã có kế hoạch, doanh nghiệp sản xuất bắt đầu thực hiện các dự án chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất; bao gồm việc triển khai các công nghệ mới, đào tạo nhân viên để họ có thể sử dụng các công nghệ này hiệu quả, và quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình chuyển đổi.
Bước 4: Sau khi hoàn thành các dự án chuyển đổi số, doanh nghiệp sản xuất cần đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đã đề ra. Dựa trên kết quả này, doanh nghiệp sản xuất có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp để tiếp tục cải thiện trong tương lai.
Ví dụ về doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Nike – Bứt phá doanh thu trực tuyến nhờ chuyển đổi số
Nike đã áp dụng chuyển đổi số một cách “quyết liệt” để cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Họ đã sử dụng Big Data để phân tích hành vi khách hàng và dự đoán xu hướng thị trường, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tồn kho. Kết quả là Nike đã tăng doanh thu trực tuyến lên 82% trong năm 2020. Điểm đáng chú ý là Nike đã tận dụng sức mạnh của Big Data và kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân, kết hợp các sáng tạo công nghệ và tập trung phân tích dữ liệu người dùng để tăng cường trải nghiệm 1:1 của người tiêu dùng.
Sephora – Trải nghiệm mua sắm độc đáo với AI và AR
Sephora đã áp dụng AI để đưa ra các gợi ý sản phẩm theo nhu cầu cá nhân của khách hàng từ đó cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng. Đặc biệt, họ đã sử dụng công nghệ AR để khách hàng có thể thử sản phẩm trực tuyến. Chính trải nghiệm mua sắm độc đáo này đã giúp Sephora nổi bật so với các đối thủ cùng ngành và cải thiện lòng trung thành của khách hàng. Với hơn 78.000 sản phẩm và khoảng 39.000 nhân viên trải rộng trên hơn 2.600 cửa hàng tại 35 quốc gia, Sephora đã trở thành một trong những thương hiệu bán lẻ lớn nhất thế giới.
EVN – Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhiều dự án chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành hệ thống điện. Họ sử dụng công nghệ IoT để giám sát và điều khiển các thiết bị điện từ xa, giúp giảm thiểu sự cố và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Từ năm 2022, EVN đã hoàn thành triển khai hệ sinh thái số EVNConnect, kết nối với các hệ thống hành chính công quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, EVN cũng đã nâng cấp các hệ thống lập hóa đơn, kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế. Trong công tác thanh toán tiền điện, EVN đã tạo liên kết với các ngân hàng và tổ chức thanh toán, mang đến nhiều tiện ích số cho người dân và nâng cao trải nghiệm của khách hàng sử dụng điện. Nhờ những nỗ lực này, EVN đã được vinh danh là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” trong bốn năm liên tiếp, khẳng định hướng đi đúng đắn trong công cuộc chuyển đổi số.
VNPT tự hào là đơn vị tiên phong trong sứ mệnh dẫn đầu chuyển đổi số quốc gia, mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất để thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện. VNPT cam kết phủ rộng khắp chuyển đổi số tới từng cá nhân, doanh nghiệp, từ SME đến các tập đoàn lớn, giúp khách hàng tiếp cận và tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ số. VNPT – Đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số!
_______
Để tìm hiểu và được tư vấn hỗ trợ về oneSME, vui lòng liên hệ:
Website: https://onesme.vn
Hotline: 1800 1260
Email: onesme@vnpt.vn
Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us