Chuyển đổi số thành công không thể thiếu chiến lược bảo mật thông tin phù hợp

Trang chủTin tức - Sự kiệnChuyển đổi số thành công không thể thiếu chiến lược bảo mật thông tin phù hợp

Chuyển đổi số thành công không thể thiếu chiến lược bảo mật thông tin phù hợp

Để tăng lợi thế cạnh tranh, tạo ra những giá trị mới ngoài giá trị truyền thống vốn có cũng như những bước phát triển vượt bậc, các tổ chức, doanh nghiệp đang đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, với mối đe dọa an ninh thông tin ngày càng gia tăng, chuyển đổi số không thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật thông tin phù hợp.

Chuyển đổi số thành công không thể thiếu chiến lược bảo mật thông tin phù hợp
Chuyển đổi số thành công không thể thiếu chiến lược bảo mật thông tin phù hợp

Nguy cơ gây thiệt hại lớn

Trong tháng 4/2023, Hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 577.006 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng botnet (tăng 13% so với tháng 03/2023), trong đó có 156 địa chỉ IP của cơ quan, tổ chức nhà nước (16 địa chỉ IP Bộ/Ngành, 140 địa chỉ IP Tỉnh/Thành).

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, phần lớn số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet hiện nay không chỉ thuộc hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình mà còn trong cả khối doanh nghiệp.

Trong khi đó những cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay đều có nguyên nhân từ các loại mã độc. Điển hình như cuộc tấn công mạng bằng mã độc Stuxnet nằm 2010 để phá hủy hệ thống máy điều khiển công nghiệp của Iran gây thiệt hại nặng nề cho quốc gia này. Cuộc tấn công mã độc mã hoá dữ liệu Wannacry năm 2017 đã mã hóa dữ liệu trên hàng trăm nghìn máy tính chỉ trong vài giờ.

Hay cuộc tấn công cài mã độc vào phần mềm của chuỗi cung ứng Solar Winds năm 2021, gây hậu quả ảnh hưởng đến hàng trăm tổ chức trên toàn thế giới, bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, Microsoft, FireEye và nhiều tổ chức khác.

Mỗi máy tính, thiết bị khi bị nhiễm mã độc sẽ là mối nguy hại tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm virus, mã độc cho các máy tính khác trong hệ thống cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần một chiến lược bảo mật phù hợp.

Cần phát hiện và ngăn chặn từ sớm

Là một trong những Tập đoàn viễn thông, CNTT hàng đầu của Việt Nam, trong những năm qua, VNPT đã khẳng định được vai trò của một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin.  Không chỉ là một trong những thành viên tích cực của Liên minh xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng, Tập đoàn VNPT còn xây dựng Hệ miễn dịch không gian số VNPT Cyber Immunity (VCI) với nhiều giải pháp giúp các tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn, trong đó giải pháp kiểm soát kết nối độc hại VNPT DNS Protection (VDP) là một trong những mắt xích quan trọng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp chống lại các kết nối độc hại.

Nhờ ứng dụng công nghệ Threat Intelligence và thường xuyên được cập nhật tri thức định kỳ, VDP có khả năng phân tích, phát hiện truy cập tên miền, website độc hại với độ chính xác cao, đồng thời cập nhật tự động tên miền độc hại vào blacklist. Từ đó ngăn chặn và cảnh báo theo thời gian thực giúp hệ thống chặn đứng các kết nối đến máy chủ độc hại, ngăn chặn việc tấn công trích xuất dữ liệu thông qua giao thức DNS.

Giải pháp có giao diện tìm kiếm, dashboard tập trung, hỗ trợ cú pháp truy vấn nhanh và có biểu đồ, thống kê, báo cáo phong phú, cho phép đánh giá chính xác về tình trạng kết nối website độc hại, cung cấp thêm góc nhìn về tình hình mã độc của tổ chức, doanh nghiệp. Hơn nữa giải pháp có khả năng triển khai nhanh, hoàn toàn trong suốt với người dùng; đồng thời cảnh báo và báo cáo chi tiết về các máy truy cập website độc hại, vi phạm chính sách của tổ chức.

Giải pháp cũng cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo Nghị định 14/CT-TTg 2018.

Với những ưu điểm vượt trội, VDP đã vinh dự nhận được Giải Vàng của giải thưởng An ninh Bảo mật (Cybersecurity Awards 2023) và sẽ là yếu tố quan trọng trong chiến lược giám sát, phòng thủ hệ thống theo chiều sâu, giúp các tổ chức, doanh nghiệp ngăn chặn nhanh các kết nối độc hại hay không phù hợp với chính sách của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngoài VDP, hệ miễn dịch không gian số VNPT Cyber Immunity còn có nhiều sản phẩm, dịch vụ và giải pháp như VNPT MSS, VNPT Pentest, VNPT Smart IR, VNPT Audit, VNPT Threat Intelligence, VNPT IoT Guard, VNPT WAF,…sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu đảm bảo an toàn thông tin của tất cả cá đối tượng khách hàng trong kỷ nguyên số, giúp tổ chức, doanh nghiệp “miễn dịch” trước tất cả các cuộc tấn công an ninh mạng.

Thông tin chi tiết liên hệ hotline miễn phí 18001260 hoặc truy cập website vnpt.com.vn

Nguồn:

https://soc.gov.vn/alert/bao-cao-ky-thuat-attt-thang-04-2023.116

https://vneconomy.vn/cac-doanh-nghiep-se-duoc-trai-nghiem-thuc-chien-voi-cac-moi-de-doa-tu-ma-doc.htm

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn chi tiết cách nộp tờ khai bổ sung trên thuế điện tử

Khai sai thông tin thuế? Bài viết sẽ hướng...

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp đúng...

Xử lý thế nào khi ngày ký hóa đơn không trùng ngày lập?

Thông thường ngày lập và ngày ký hoá đơn...

Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Chính phủ điện tử đã và đang trở thành...