Tính pháp lý của hợp đồng điện tử có giống hợp đồng giấy?

Trang chủGiải pháp chuyển đổi sốTính pháp lý của hợp đồng điện tử có giống hợp đồng giấy?

Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng được thực hiện ký kết thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại. Với những ưu điểm nổi trội, hợp đồng điện tử đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vậy hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Tính pháp lý của hợp đồng điện tử có giống hợp đồng giấy? 

1. Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? 

Pháp luật Việt Nam công nhận hợp đồng điện tử có tính pháp lý giống như hợp đồng giấy thông thường. 

Trích luật:

Tại “Điều 14” Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.” 

“Điều 34” Luật Giao dịch điện tử 2005 khẳng định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”

Giải nghĩa luật: 

Tại Điều 14 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã khẳng định, thông điệp dữ liệu có nghĩa là các dữ liệu, thông điệp được nhắc đến và được lưu trữ trong hợp đồng điện tử có giá trị được dùng để làm chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra.

Giá trị pháp lý của thông tin, dữ liệu lưu trữ trong hợp đồng điện tử được xác định dựa vào độ tin cậy của quá trình tạo ra hợp đồng điện tử, quá trình lưu trữ hoặc gửi, trao đổi hợp đồng; cách thức lưu trữ, tính toàn vẹn; cách thức xác định người khởi tạo cùng với một số yếu tố phù hợp khác.

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đưa ra một khẳng định chắc chắn là giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Điều này có nghĩa là những thông tin, dữ liệu lưu trữ trên hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý và hoàn toàn được chấp nhận theo pháp luật Việt Nam.

tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử có được công nhận tính pháp lý không?

>> Có thể bạn cũng quan tâm: Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?

2. Điều kiện để hợp đồng điện tử hợp lệ và có giá trị pháp lý

Mặc dù hợp đồng điện tử được pháp luật Việt Nam công nhận về tính pháp lý, nhưng nó vẫn cần đảm bảo việc đáp ứng một số điều kiện cần thiết như sau: 

Đảm bảo thông tin toàn vẹn

Hợp đồng điện tử cần đảm bảo tính nguyên vẹn hoàn toàn, không có bất kỳ chỉnh sửa nào kể từ khi hai bên hoàn tất thủ tục ký số. Mọi tác động sửa đổi thông tin đều được hệ thống lưu lại lịch sử chỉnh sửa.

Sau khi đã sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của đôi bên, file hợp đồng sẽ là file thống nhất cuối cùng. Lúc này cả hai bên đều không thể chỉnh sửa hợp đồng. Nếu hợp đồng bị chỉnh sửa, làm mất đi tính toàn vẹn, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đó sẽ không còn được chấp nhận.

Có đầy đủ các chữ ký số của các bên có trong hợp đồng

Một bản hợp đồng có tính pháp lý là khi hợp đồng đó được xác thực bởi chữ ký của các bên liên quan. Hợp đồng sau khi soạn thảo và đi đến thống nhất giữa hai bên cần có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan được nhắc đến trong hợp đồng.

Nếu một bản hợp đồng thiếu sót một chữ ký, hợp đồng đó sẽ không được chấp nhận. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng bản hợp đồng trước khi quyết định hoàn thành quy trình ký kết hợp đồng điện tử.

Đại diện ký số được xác định theo quy định của pháp luật

Đại diện ký số là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền để ký số. Trong quá trình xác thực hợp đồng điện tử, chủ thể ký số và chữ ký số là điều quan trọng và cần được xác thực là ký đúng pháp nhân. 

hình vẽ mô phỏng ký hợp đồng điện tử

Chứng thư số còn hiệu lực và được cấp bởi tổ chức cấp phép có thẩm quyền

Để xác định được chủ thể, đại diện ký số, trong hợp đồng cần có chứng thư số của đại diện ký số. Chứng thư số này cần đảm bảo là còn hiệu lực và được cấp phép bởi tổ chức có thẩm quyền.

Việc kiểm tra chứng thư số của đối phương kỹ càng trước khi hoàn thành thủ tục giao kết hợp đồng sẽ giúp bạn tránh trường hợp rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử chỉ được chấp nhận và đảm bảo tính pháp lý khi hợp đồng đó được thực hiện theo đúng nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử. Cụ thể: 

  • Đối với phương tiện giao kết: Phương tiện giao kết hợp đồng điện tử phải là phương tiện điện tử hoạt động dựa trên công nghệ, internet,…
  • Chủ thể giao kết: Cần tuân thủ các quy tắc, hai bên có quyền trao đổi, thỏa thuận, điều chỉnh hợp đồng sao cho phù hợp với tình hình đôi bên. 

Rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử có thể gặp phải

Trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử, có đôi lúc sẽ không tránh khỏi một số tình huống không đáng có xảy ra. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc một số rủi ro sau đây để hạn chế tối đa tình trạng rủi ro:

  • Vấn đề pháp lý: Là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn cần nắm rõ mọi điều khoản và nội dung trong hợp đồng. Bên cạnh đó, việc hiểu luật, có đầy đủ thông tin, bằng chứng xác thực về những gì liên quan đến hợp đồng sẽ giúp bạn tránh những trường hợp tra soát thông tin hay xác thực về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.
  • Thiếu thông tin: Hợp đồng cần có đầy đủ các loại thông tin. Chính vì thế, các thông tin thị trường, đối tác,… phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời.
  • Kỹ thuật: Hợp đồng điện tử được thực hiện dựa trên nền tảng của bên thứ ba. Chính vì thế, rủi ro lộ thông tin, mất dữ liệu rất dễ xảy ra. Các hacker có thể xâm nhập vào hệ thống dữ liệu và đánh cắp thông tin nếu hệ thống bảo mật của bên thứ ba không đáp ứng đủ độ an toàn. Hãy lựa chọn bên thứ ba uy tín, chất lượng để đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho cả đôi bên.
hình vẽ mô phỏng chữ ký số
Chữ ký điện tử thay thế chữ ký thông thường giúp gia tăng tính bảo mật cho dữ liệu.

>> Xem thêm các quy định về hợp đồng điện tử tại Việt Nam mà doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi sử dụng

3. Ngoài tính pháp lý, doanh nghiệp cần biết gì trước khi quyết định chọn eContract?

Trước khi lựa chọn một hình thức hợp đồng mới, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc, tính pháp lý chỉ là một trong số đó. Hiểu được tâm lý đó, onesme cũng cung cấp thêm đánh giá so sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng giấy ở bảng dưới đây để giúp Doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về hợp đồng điện tử và đưa ra quyết định phù hợp.

Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng giấy
Phương thức giao kết Giao dịch bằng phương tiện điện tử Giao dịch bằng văn bản
Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất định Áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực
Nội dung Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

– Địa chỉ pháp lý

– Quy định về chữ ký điện tử

– Quy định về phương thức thanh toán điện tử

Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Chủ thể tham gia Bên bán, bên mua và bên thứ ba Bên bán và bên mua
Quy trình Quy trình được tự động hóa, các bên liên quan chỉ cần  Phức tạp với nhiều bước
Lưu trữ Trên Data của công ty, doanh nghiệp Lưu ở kho lưu trữ dữ liệu
Thời gian, chi phí Tiết kiệm tối ưu Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn

Nhìn chung, hợp đồng điện tử sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như tự động hóa quy trình, tiết kiệm thời gian, chi phí, tối ưu không gian lưu trữ,… Trong khi hợp đồng truyền thống có phạm vi áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp thì hợp đồng điện tử lại bị hạn chế đối với một phạm vi nhất định. Mặc dù vậy, hợp đồng điện tử vẫn được bình chọn là giải pháp thay thế mới, hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề.

>> Có thể bạn quan tâm: Những quy định liên quan đến hợp đồng điện tử nước ngoài doanh nghiệp cần nắm rõ

4. Những điều cần biết để sử dụng eContract hợp pháp, bảo mật, hiệu quả

Hợp đồng điện tử là nền tảng mới, việc nắm bắt thông tin, tìm hiểu những thông tin cơ bản về hợp đồng điện tử còn hạn chế. Để có thể sử dụng hợp đồng điện tử một cách có hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản sau đây.

Nắm rõ quy định pháp lý về hợp đồng điện tử

Hiện nay, pháp luật Việt Nam công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, không phải bất cứ hợp đồng điện tử nào cũng đều được xác thực. Để đảm bảo quyền lợi cũng như sử dụng hợp đồng điện tử một cách có hiệu quả, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử. 

Cụ thể, quy định của pháp luật về các chủ thể tham gia, về điều kiện để hợp đồng điện tử được đảm bảo tính pháp lý, quy định đối với chữ ký số,… là những thông tin cơ bản nhất. 

viết chữ lên tablet

Tìm hiểu kỹ về đối tác, bên thứ 3

Hợp đồng điện tử được thực hiện dựa trên nền tảng dịch vụ của bên thứ ba. Bên thứ ba là bộ phận trung gian, chỉ thực hiện thao tác cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, đây lại chính là mối lo ngại của các doanh nghiệp.

Vì khi thực hiện quá trình giao kết hợp đồng điện tử, mọi thông tin trong hợp đồng ngoài doanh nghiệp và đối tác, bên thứ ba là người nắm rõ. Trường hợp lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ không uy tín, khả năng rò rỉ, mất dữ liệu là rất lớn. Hãy đề phòng và thật cẩn trọng, tìm hiểu kỹ càng.

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Hợp đồng điện tử cũng giống với các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ khác. Để sử dụng một cách có hiệu quả, việc đào tạo, học hỏi là điều hết sức cần thiết. Có thể, việc sử dụng trong quá trình ký kết hợp đồng mọi người đều có thể tự làm được. Nhưng trong một số trường hợp, một số chức năng riêng biệt hay một số ưu điểm vượt trội bạn chưa biết đến.

Đây sẽ là một thiếu sót làm cho hợp đồng điện tử được sử dụng chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Việc đào tạo đội ngũ nhân viên thường xuyên, chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp mang về nguồn lợi lớn.

Lưu ý về chữ ký số và cách ký số

Chữ ký số đem lại sự bảo mật cao hơn cho thông tin. Trước khi tiến hành thực hiện quy trình giao kết hợp đồng, bạn cần đăng ký chữ ký số và tạo khoá bảo mật để đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu.

Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín

Như đã nói, bên thứ ba là đơn vị trung gian. Chính vì thế, để đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ dữ liệu, việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử. Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một đơn vị nào đó, bạn cần tìm hiểu kỹ và quan tâm đến một số thông tin như đơn vị đó có được cơ quan nhà nước cấp phép hay không, cách thức vận hành, hoạt động của đơn vị như thế nào, dịch vụ của đơn vị đó ra sao,….

Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ nào thì VNPT chính là một sự lựa chọn thích hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm và là đơn vị dẫn đầu về dịch vụ hợp đồng điện tử, VNPT eContract được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. 

Đội ngũ nhân viên tại VNPT làm việc với thái độ chuyên nghiệp cùng với chuyên môn cao sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề thắc mắc một cách dễ dàng. Nếu gặp bất cứ khó khăn hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với oneSME để được tư vấn chi tiết. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số? Lợi thế thời 5.0

Biết được lợi ích của chuyển đổi số trong...

Review các phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà...

Việt Nam đón làn sóng chuyển đổi số ngành bán lẻ

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh...

Bứt tốc từ giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh...