Lưu ý về hợp đồng điện tử nước ngoài, doanh nghiệp phải biết khi giao dịch quốc tế

Trang chủTin tức - Sự kiệnLưu ý về hợp đồng điện tử nước ngoài, doanh nghiệp phải biết khi giao dịch quốc tế

Hiện nay, hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng điện tử để đảm bảo tính pháp lý đối với những hợp đồng điện tử nước ngoài là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn điểm lại một số lưu ý về hợp đồng điện tử nước ngoài điển hình nhất.

1. Những lưu ý pháp lý theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Tại Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại có sử dụng hợp đồng điện tử sẽ được pháp luật Việt Nam công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đó. 

Theo khoản 1 và 2, Điều 683 Bộ luật dân sự 2015, với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, hai bên sẽ thỏa thuận để đưa ra quyết định áp dụng theo luật của quốc gia nào. Nếu hai bên không thể thống nhất việc thỏa thuận, việc ký kết sẽ áp dụng theo luật của quốc gia có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó. 

1.1. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử nước ngoài 

Căn cứ vào cơ sở pháp lý tại Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, pháp luật Việt Nam công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử khi cá nhân tham gia trực tiếp hoạt động thương mại là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam. Cụ thể, các loại chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như các loại chữ ký số và chứng thư số nội địa.

hình vẽ mô phỏng hợp đồng điện tử
Pháp luật Việt Nam thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử nước ngoài có sử dụng chữ ký số được cấp giấy phép

1.2. Điều kiện để hợp đồng điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý

Tại Mục 1 Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hợp đồng điện tử nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận có giá trị pháp lý phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

  • Hợp đồng có đầy đủ chữ ký số của các bên do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
  • Hợp đồng đảm bảo độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin trong hợp đồng điện tử;
  • Thông tin trong hợp đồng điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết;
  • Lưu trữ hợp đồng điện tử tại hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cấp phép mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
  • Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ hợp đồng điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hợp đồng điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống.

1.3. Quy định về chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nước ngoài 

Chủ thể giao kết trong hợp đồng điện tử cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 như:

  • Các chủ thể cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Năng lực hành vi dân sự cần phải phù hợp, thích ứng với hợp đồng được xác lập.
  • Quá trình giao kết hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện giữa các bên liên quan.

1.4. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nước ngoài 

Tại Điều 35, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau: 

  • Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
  • Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
  • Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
lợi ích hợp đồng điện tử
Các bên phải tuân thủ nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật khi giao dịch nước ngoài

2. Những lưu ý pháp lý theo pháp luật quốc tế

Pháp luật Mỹ

Phải thừa nhận rằng, Mỹ là cường quốc kinh tế lớn trên toàn thế giới. Đây cũng chính là một trong những quốc gia đi đầu ở lĩnh vực thương mại điện tử. Pháp luật Mỹ đã thực hiện các ấn định nghiêm ngặt có tính pháp lý cao đối với hợp đồng điện tử, góp phần phát triển cho nền thương mại toàn cầu. Cụ thể:

E-sign (Luật Thương mại quốc gia và quốc tế về chữ ký điện tử) thừa nhận chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương giá trị chữ ký truyền thống trong ký kết hợp đồng và không thể bị phủ nhận hay từ chối chỉ vì lý do đó là chữ ký điện tử.

Hợp đồng điện tử chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện: 

  • Việc xác lập quan hệ hợp đồng dựa trên quyền tự do của các bên khi có sự thống nhất và phù hợp;
  • Mọi quy định được thể hiện trong hợp đồng cần có tính chất trung lập về mặt công nghệ và phải có tính mở cho tương lai. Điều này có nghĩa là trong tất cả các quy định, không có một quy định về một loại công nghệ cụ thể nào đó và không được hạn chế việc sử dụng hay phát triển của các công nghệ tương lai; 
  • Trong trường hợp cần thiết, việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định mới cần được thực hiện kịp thời nhằm hỗ trợ cho quá trình giao kết diễn ra thuận lợi
  • Các doanh nghiệp đã áp dụng hoặc chưa áp dụng công nghệ mới đều phải có các quy định đảm bảo tính công bằng. 
chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử đảm bảo tính bảo mật cho các hợp đồng nước ngoài và được pháp luật công nhận

Pháp luật Trung Quốc 

Pháp luật Trung Quốc đã không ngừng đổi mới và đưa ra những điều luật để đóng góp vào sự phát triển toàn diện của nền thương mại điện tử. Theo đó, một số quy định cụ thể về hợp đồng điện tử được thể hiện qua: 

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được quy định tại: 

  • Theo Điều 469 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng văn bản, bằng miệng hoặc các hình thức khác. Hình thức văn bản là hình thức thể hiện một cách hữu hình nội dung trong hợp đồng , thư từ, điện tín, telex, fax, …
  • Điều 16 Luật Hợp đồng của Trung Quốc quy định “khi hợp đồng được ký kết dưới dạng thông điệp dữ liệu”, “các hệ thống cụ thể được chỉ định” có thể được sử dụng.

Quy định kỹ thuật về thủ tục ký kết hợp đồng điện tử trực tuyến: đảm bảo thông qua việc giao kết hợp đồng điện tử trong hệ thống giao kết hợp đồng điện tử của một bên thứ ba (nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử).

Quy định về chữ ký điện tử được áp dụng để giao kết hợp đồng điện tử:

  • Chữ ký điện tử là thông tin có tính bảo mật, mỗi cá nhân khi đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký điện tử sẽ được cấp một mã hoàn toàn khác biệt.
  • Tại thời điểm ký, để đảm bảo tính bảo mật cho toàn bộ quá trình giao kết, mọi dữ liệu tạo chữ ký điện tử được kiểm soát bởi người ký điện tử. Ngoài ra, không một ai có thể tìm kiếm, tra cứu hoặc có quyền truy cập vào dữ liệu đó.
  • Chữ ký điện tử có lưu lại lịch sử chỉnh sửa, chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể nhận ra sự thay đổi của bất kỳ một chi tiết nào về chữ ký điện tử sau khi hợp đồng đã được ký kết
  • Hợp đồng điện tử đảm bảo tính minh bạch khi lịch sử chỉnh sửa hiện lên rõ rệt, cả hai bên đều có thể kiểm soát và xem lại lịch sử chính ửa. Chính vì thế, mọi sự thay đổi về hình thức lẫn nội dung đều được kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng.
hình vẽ mô phỏng hợp đồng điện tử
Tham khảo thêm pháp luật quốc tế như Mỹ hoặc Trung Quốc để hiểu hơn về hợp đồng điện tử nước ngoài

Nhìn chung, tính pháp lý của hợp đồng điện tử đều được pháp luật các nước công nhận giống như hợp đồng truyền thống. Để đảm bảo tính pháp lý và được pháp luật bảo vệ theo quy định, hợp đồng của bạn cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật đưa ra. 

Bên cạnh đó, khi muốn sử dụng chữ ký điện tử cho các hợp đồng nước ngoài, chữ ký điện tử của bạn bắt buộc phải nhận được cấp phép từ đơn vị cung cấp. Trước khi tiến hành giao dịch hợp đồng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo giấy tờ, thủ tục của bạn đáp ứng tính pháp lý của pháp luật tại quốc gia đó.

Hiện nay, việc lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín, chất lượng là điều hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, VNPT hiện nay đang là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, là đơn vị uy tín đầu tiên vinh dự nằm trong danh sách các doanh nghiệp được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số điện tử. 

VNPT luôn nỗ lực không ngừng để đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về hợp đồng điện tử VNPT qua những kênh sau đây:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số? Lợi thế thời 5.0

Biết được lợi ích của chuyển đổi số trong...

Review các phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà...

Khởi nghiệp thành công với gói combo thành lập doanh nghiệp 399k

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong...

Hóa đơn điện tử bị sai thông tin xử lý như thế nào?

Hóa đơn điện tử bị sai thông tin không...

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học online của học sinh

Nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến...