[Giải đáp] Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào? Cập nhật mới nhất

Trang chủGiải pháp chuyển đổi số Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào? Cập nhật mới nhất

Hợp đồng điện tử được biết đến là giải pháp công nghệ số hàng đầu được nhiều doanh nghiệp và người dùng quan tâm. Loại hợp đồng này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn nhờ giá trị pháp lý đầy đủ và sự tiện lợi vượt trội. Vậy hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?

Hiện nay, hợp đồng điện tử có giá trị về mặt pháp luật tương đương với hợp đồng giấy truyền thống. Chính vì thế, hiệu lực của hợp đồng điện tử sẽ giống với hợp đồng giấy và đã được quy định rõ ràng trong các điều luật sau:

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản” – Trích Bộ luật dân sự 2015 – Khoản 1 Điều 119

Điều 15, Luật thương mại 2005 cũng chỉ rõ: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”.

Theo đó, có thể hiểu hai điều luật trên như sau: Các giao dịch dân sự bằng hình thức điện tử, điển hình là hợp đồng điện tử đáp ứng đủ điều kiện về mặt pháp lý và kỹ thuật sẽ có giá trị luật pháp tương đương với giao dịch bằng văn bản.

>> Tìm hiểu về tính pháp lý của hợp đồng điện tử theo quy định mới nhất hiện nay.

ký hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký số
Hiệu lực của hợp đồng điện tử tương tự như hợp đồng giấy truyền thống.

Ngoài ra, điều 401, Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. 

Điều này có nghĩa là hiệu lực của hợp đồng điện tử sẽ được xác định kể từ thời điểm giao kết, trừ khi có các thỏa thuận khác. Đồng thời, các bên phải thực hiện đủ quyền và nghĩa vụ của mình sau khi hợp đồng chính thức có hiệu lực.

Các bên có liên quan có thể xác định hợp đồng điện tử có hiệu lực theo 3 thời điểm sau:

  • Thời điểm giao kết hợp đồng: Là thời điểm các bên có liên quan đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng và tuân thủ đủ các quy định của pháp luật trong giao kết điện tử. Theo đó, thời điểm giao kết sẽ được xác định khi các bên thỏa thuận xong nội dung, đồng thuận về các điều khoản hợp đồng và đảm bảo đúng pháp luật. Lúc này hợp đồng điện tử sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Thời điểm do các bên tự thỏa thuận: Trường hợp nếu 2 bên có thỏa thuận khác về thời điểm giao kết hợp đồng thì hợp đồng điện tử sẽ chính thức có hiệu lực từ thời điểm đã thỏa thuận đó.
  • Thời điểm pháp luật quy định: Trong một số trường hợp đặc thù, hiệu lực của hợp đồng điện tử sẽ được quy định riêng nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vì thế, hiệu lực của hợp đồng điện tử sẽ dựa vào thời điểm pháp luật quy định.

Như vậy, có thể thấy hợp đồng điện tử sẽ được pháp luật công nhận và có giá trị như hợp đồng giấy nếu tuân thủ đúng quy định và thủ tục. Do đó, hiệu lực của hợp đồng điện tử cũng sẽ được xét theo hiệu lực của hợp đồng văn bản thông thường nếu thỏa mãn đủ điều kiện.

người đàn ông sử dụng máy tính bảng

2. Làm sao để biết thời điểm giao kết của hợp đồng điện tử là khi nào?

Thời điểm giao kết của hợp đồng điện tử được xác định là thời điểm bên cuối cùng chấp nhận thỏa thuận bằng phương thức điện tử sử dụng chữ ký số hoặc mã OTP… để xác nhận vào hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Như vậy, khi bên tham gia cuối cùng dùng chữ ký số để ký hợp đồng thì thời điểm giao kết của hợp đồng điện tử sẽ được xác nhận từ khi hoàn tất ký kết. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu lực của hợp đồng điện tử cũng sẽ bắt đầu từ thời điểm này.

>> Để hợp đồng có hiệu lực, chữ ký số cũng cần đảm bảo các yêu cầu của pháp luật. Tìm hiểu thêm về những điều kiện để chữ ký số có giá trị pháp lý tại đây.

Thông thường, thời điểm giao kết của hợp đồng điện tử sẽ được lưu trữ trên phần mềm và luôn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Với những khách hàng sử dụng dịch vụ hợp đồng điện tử VNPT eContract có thể kiểm tra thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

Với APP hợp đồng điện tử VNPT Contract:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNPT Contract, tại màn hình “Danh sách hợp đồng” muốn xem, bạn chọn tab “Hợp đồng nhận”. 
  • Bước 2: Lúc này hệ thống sẽ hiện thông tin của hợp đồng gồm 3 loại là hợp đồng “Chờ ký”, “Đàm phán” và “Đã ký kết thành công”. Bạn chọn những hợp đồng đã ký thành công, giao diện màn hình sẽ hiện như hình dưới đây:
thông tin trên hợp đồng điện tử VNPT
Chọn hợp đồng muốn xem
  • Bước 3: Tại màn hình “Thông tin hợp đồng”, chọn dấu 3 chấm “⁝” và chọn chức năng “Thông tin chi tiết” 
thông tin chi tiết của hợp đồng điện tử VNPT
Chọn mục “Thông tin chi tiết”

Lúc này, màn hình sẽ hiện ra thông tin chi tiết của hợp đồng. Thời điểm giao kết cũng chính là ngày hợp đồng có hiệu lực. Vì thế, bạn có thể xem thông tin tại mục thời hạn bắt đầu của hợp đồng để xác định thời điểm giao kết.

thông tin thời điểm giao kết trên giao diện hợp đồng điện tử
Thông tin ngày hợp đồng có hiệu lực chính là thời điểm giao kết.

Với giao diện trên website:

  • Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản trên website, tại giao diện danh sách hợp đồng bạn nhấn vào dấu “⁝” bên cạnh hợp đồng muốn xem , chọn chức năng “Thông tin chi tiết”.
xem thông tin giao kết hợp đồng trên máy tính
Chọn mục “Thông tin chi tiết” của hợp đồng muốn xem.
  • Bước 2: Hệ thống sẽ hiện ra thông tin chi tiết của hợp đồng. Thời điểm giao kết cũng chính là ngày hợp đồng có hiệu lực. Vì thế, bạn có thể xem thông tin tại mục thời hạn bắt đầu của hợp đồng để xác định thời điểm giao kết.
thông tin thời điểm giao kết hợp đồng
Thông tin về thời điểm giao kết hay ngày hợp đồng có hiệu lực sẽ hiện chi tiết.

3. Điều kiện để giao kết hợp đồng điện tử có hiệu lực 

Có thể thấy, hiệu lực của hợp đồng điện tử sẽ được tính dựa theo hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản. Vì thế, để giao kết có hiệu lực và được công nhận về mặt pháp luật thì hợp đồng điện tử cần thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:

3.1. Điều kiện để hợp đồng điện tử được công nhận giá trị pháp luật 

Để được công nhận về mặt giá trị pháp luật, hợp đồng điện tử phải đảm bảo:

  • Nội dung của hợp đồng điện tử phải toàn vẹn kể từ lần khởi tạo lần đầu dưới dạng thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Mọi thông điệp bên trong chưa từng bị thay đổi trừ những thay đổi phát sinh trong quá trình lưu trữ, gửi hoặc hiển thị dữ liệu.
  • Nội dung bên trong hợp đồng điện tử phải được truy cập và sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Có nghĩa là các bên có thể mở, xem, đọc được thông điệp hợp đồng thông qua các hình thức mã hóa tin cậy và hợp pháp do các bên thỏa thuận/quy định với nhau từ trước.

3.2. Điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực theo quy định của pháp luật 

Hợp đồng điện tử có hiệu lực theo quy định của pháp luật phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Điều kiện về chủ thể: Người đại diện ký kết hợp đồng phải đảm bảo tính hợp pháp, có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp.
  • Điều kiện về nguyên tắc kết giao: Các bên tham gia ký kết và giao dịch hợp đồng điện tử phải dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thiện chí. Nếu xuất hiện hành vi ép buộc hay giả dối thì hợp đồng sẽ vô hiệu.
  • Điều kiện về đối tượng, mục đích và nội dung: Nội dung và mục đích của hợp đồng không được vi phạm những điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng điện tử không thuộc danh mục hàng hóa/dịch vụ bị cấm.
  • Hình thức giao dịch: Hình thức giao dịch hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng điện tử phải hợp pháp và phù hợp với đạo đức xã hội. Đồng thời, nội dung phải đầy đủ và cụ thể, có tính khả thi, nêu rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
  • Thủ tục và hình thức: Phải tuân theo những thức thể nhất định và phù hợp với quy định của pháp luật tùy theo từng loại hợp đồng.
ký chữ ký số trên hợp đồng điện tử
Giao kết hợp đồng điện tử có hiệu lực nếu đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định.

4. Điều các bên được và không được thực hiện kể từ khi hợp đồng điện tử có hiệu lực

Khi sử dụng hợp đồng điện tử để giao dịch, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Bên cạnh đó, các bên không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ điều khoản hay hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng điện tử chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu các bên có thỏa thuận từ trước hoặc theo quy định của pháp luật.

5. Giải đáp các vấn đề liên quan đến hiệu lực hợp đồng điện tử

5.1. Hợp đồng điện tử vô hiệu khi nào?

Những hợp đồng điện tử không tuân thủ đúng và đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì sẽ là hợp đồng vô hiệu, không có bất kỳ giá trị gì về mặt pháp lý. Các trường hợp hợp đồng điện tử vô hiệu phải kể đến là:

  • Hợp đồng vi phạm các điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
  • Hợp đồng giả.
  • Hợp đồng được xác lập/thực hiện bởi những chủ thể không có năng lực hành vi dân sự.
  • Hợp đồng bị nhầm lẫn.
  • Hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
  • Hợp đồng được xác lập bởi người không có nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình thực hiện.
  • Hợp đồng không tuân thủ đúng và đủ các quy định về hình thức.

>> Có thể bạn cũng quan tâm Rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử là gì và điều doanh nghiệp cần lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử

5.2. Hợp đồng phụ có còn giá trị không khi hợp đồng chính vô hiệu?

Thông thường, hợp đồng phụ có hiệu lực hay không sẽ phụ thuộc vào hợp đồng chính. Vì thế, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng không còn giá trị, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận từ trước.

Tuy nhiên với một số trường hợp, hợp đồng phụ sẽ phát sinh từ hợp đồng chính hoặc có nhiệm vụ đảm bảo nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên thì hiệu lực của hợp đồng phụ sẽ được pháp luật quy định riêng.

hủy giao kết hợp đồng
Nếu không đáp ứng được yêu cầu và quy định của pháp luật hợp đồng điện tử sẽ vô hiệu.

>> Có thể bạn quan tâm: Các quy định hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam doanh nghiệp cần biết

Có thể thấy, hợp đồng điện tử là một hình thức hợp đồng mới mang đầy đủ giá trị pháp lý như hợp đồng giấy truyền thống. Chính vì thế, hợp đồng điện tử ngày càng được ứng dụng rộng rãi và được ưa chuộng hơn trong khi thực hiện giao dịch.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, VNPT đã nghiên cứu và cho ra mắt dịch vụ hợp đồng điện tử – VNPT eContract với nhiều tính năng và tiện ích hấp dẫn. Doanh nghiệp khi sử dụng VNPT eContract sẽ tối ưu về chi phí, thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc và sự chuyên nghiệp của mình. Bên cạnh đó, dịch vụ còn rất hữu ích trong việc quản lý và ký kết hợp đồng, đảm bảo mang đến sự thuận tiện nhất khi làm việc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, quý khách hãy liên hệ trực theo một trong những cách thức dưới đây: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN