Chuyển đổi số trong Logistics – Cơ hội và thách thức

Trang chủTin tức - Sự kiệnChuyển đổi số trong Logistics - Cơ hội và thách thức

Chuyển đổi số trong Logistics là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại vào từng khâu sản xuất, giúp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng đáng kể. Tuy nhiên, thực tế, chuyển đổi số trong ngành Logistics đang gặp rất nhiều thách thức lớn. Vậy, cơ hội và thách thức của ngành này bao gồm những gì? Bài viết dưới đây, oneSME sẽ giúp bạn có lời giải đáp chi tiết cho những câu hỏi này. 

Tìm hiểu chuyển đổi số trong Logistics là gì?

Chuyển đổi số trong Logistics là quá trình ứng dụng các công nghệ số hiện đại như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, đám mây vào các hoạt động quản lý, vận hành và giao nhận hàng hóa, phân phối, chăm sóc khách hàng và thanh toán,… 

Mục tiêu chính của việc chuyển đổi số trong Logistics nhằm tối ưu hóa các quy trình, tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 

Chuyển đổi số Logistics đóng vai trò rất quan trọng
Chuyển đổi số Logistics đóng vai trò rất quan trọng

Xem thêm

3 loại hình, mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến

8 dịch vụ điện toán đám mây nổi tiếng ở Việt Nam

Lý do cần chuyển đổi số ngành Logistics

Dưới đây là một số lý do cần chuyển đổi số trong Logistics:

  • Tăng hiệu quả hoạt động: Bằng việc tự động hóa nhiều quy trình trong ngành logistics, từ quản lý kho bãi cho đến vận chuyển hàng hóa. 
  • Tiết kiệm chi phí: Các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí lưu kho và vận chuyển, giảm thiểu các khoản chi phí phát sinh không cần thiết nhờ tự động hóa. 
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Thông qua việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về tình trạng đơn hàng. Đặc biệt, các công nghệ theo dõi và cập nhật thời gian thực cho phép khách hàng dễ dàng biết được vị trí và tình trạng của hàng hóa. 
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Bằng cách áp dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp có thể tăng chất lượng dịch vụ cung cấp đơn khách hàng. Nhờ vậy, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 
  • Đảm bảo quá trình vận chuyển minh bạch: Chuyển đổi số trong Logistics giúp tạo ra sự minh bạch trong toàn bộ quy trình vận chuyển. Quá trình hàng hóa được vận chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối, từ khâu nhập hàng đến khi giao đến tay khách hàng sẽ được theo dõi thông qua hệ thống, đảm bảo quá trình rõ ràng, minh bạch. 
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Logistics tăng tính cạnh tranh
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Logistics tăng tính cạnh tranh

Thực trạng chuyển đổi số Logistics tại Việt Nam hiện nay

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tốc độ phát triển ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đã đạt được tỷ suất tăng trưởng ấn tượng (14%-16%/năm). Con số này được tính toán so sánh với tổng quy mô ngành Logistics đạt khoảng 40-42 tỷ USD/năm với sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp.

Trong đó, bao gồm 89% là doanh nghiệp Logistics vừa và nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng. Và khoảng 5% là doanh nghiệp Logistics có số vốn từ 10-20 tỷ đồng. Còn 10% còn lại đến từ các doanh nghiệp Logistics liên doanh. Và chỉ 1% từ doanh nghiệp Logistics có 100% vốn nước ngoài. 

Chuyển đổi số Logistics tại Việt Nam đã thực hiện nhưng còn nhiều thách thức
Chuyển đổi số Logistics tại Việt Nam đã thực hiện nhưng còn nhiều thách thức

Cơ hội, thách thức trong việc chuyển đổi số ngành Logistics

Với thực trạng như vậy, có thể thấy, việc chuyển đổi số trong Logistics tại Việt Nam cũng có những cơ hội và thách thức nhất định. Cụ thể:

Những cơ hội chuyển đổi số trong Logistics

Những cơ hội của việc chuyển đổi số trong ngành Logistics có thể kể đến như: 

  • Hỗ trợ gia tăng khả năng hiển thị và quá trình theo dõi: Nhờ các công nghệ như IoT và phần mềm quản lý chuỗi cung ứng giúp theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực. 
  • Kiểm tra hàng hóa chặt chẽ với quy trình xuyên biên giới: Với việc áp dụng công nghệ số, các doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình kiểm tra hàng hóa và kiểm soát biên giới một cách hiệu quả hơn. 
  • Các công nghệ, thương mại điện tử ngày càng đa dạng: Sự bùng nổ của thương mại điện tử đang thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ Logistics hiện đại. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Logistics để phát triển và mở rộng thị trường.
  • Cải thiện an toàn: Thông qua việc áp dụng công nghệ theo dõi và giám sát. Các hệ thống cảm biến và camera giúp phát hiện kịp thời các vấn đề và giảm thiểu rủi ro mất mát hàng hóa.
  • Cung cấp dịch vụ thông minh: Bao gồm: Dự báo nhu cầu, tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và quản lý kho thông minh. Điều này không chỉ tăng cường hiệu quả mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
  • Bảo vệ môi trường: Chuyển đổi số trong Logistics giúp giảm lượng khí thải carbon thông qua việc sử dụng công nghệ xanh và giải pháp vận chuyển bền vững. 
  • Kết nối hệ thống vận tải: Doanh nghiệp có thể kết nối các hệ thống vận tải khác nhau, từ đường bộ, đường biển đến đường hàng không. Từ đó, cải thiện hiệu suất vận hành, giảm thiểu thời gian chờ đợi. 
Sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp mọi thao tác quản lý dễ dàng hơn
Sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp mọi thao tác quản lý dễ dàng hơn

Những thách thức lớn khi chuyển đổi số trong Logistics

Ngoài những cơ hội, việc chuyển đổi số ngành Logistics cũng gặp nhiều thách thức như: 

  • Về tài chính: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nhỏ và vừa, gặp khó khăn trong việc huy động vốn để triển khai công nghệ mới, điều này làm hạn chế khả năng chuyển đổi số.
  • Công nghệ: Việc thay đổi nhanh chóng của công nghệ có thể khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp tốt và phù hợp nhất. 
  • Nhân lực: Thực tế, thị trường đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và logistics. 
  • Các doanh nghiệp logistics thiếu hợp tác: Việc không phối hợp tốt giữa các bên liên quan sẽ gây ra sự chậm trễ và không hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Doanh nghiệp còn phụ thuộc vào hệ thống cũ, “ngại” thay đổi: Điều này không chỉ làm giảm khả năng thích ứng với thay đổi mà còn cản trở quá trình chuyển đổi số, khiến các doanh nghiệp dễ bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ thay đổi liên tục là thách thức với doanh nghiệp
Công nghệ thay đổi liên tục là thách thức với doanh nghiệp

Các công nghệ chuyển đổi số ngành Logistics HOT hiện nay

Dưới đây, oneSME đã tổng hợp top những công nghệ hàng đầu, nhận đánh giá cao. Bao gồm: 

e-AWB (Electronic Air Waybill)

e-AWB là phiên bản điện tử của vận đơn hàng không truyền thống, giúp số hóa quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Việc áp dụng e-AWB giúp giảm thiểu giấy tờ, tăng tính chính xác và tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng. 

Đặc biệt, e-AWB cũng cho phép theo dõi tình trạng đơn hàng theo thời gian thực, nâng cao khả năng quản lý và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, chuyển sang dùng e-AWB còn góp phần giúp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm lượng giấy sử dụng.

AI và Máy học

Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học đang trở thành những công nghệ chủ chốt trong ngành Logistics. AI và máy học cho phép các doanh nghiệp phân tích dữ liệu lớn để dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và cải thiện quy trình quản lý kho. 

Cụ thể, AI có thể giúp nhận diện các mô hình trong dữ liệu lịch sử, từ đó đưa ra những dự báo chính xác hơn về nhu cầu hàng hóa trong tương lai. Còn máy học còn giúp cải thiện khả năng phát hiện và ngăn chặn gian lận trong quy trình logistics.

AI giúp doanh nghiệp logistics quản lý dữ liệu tốt hơn
AI giúp doanh nghiệp logistics quản lý dữ liệu tốt hơn

Triển khai Blockchain

Công nghệ Blockchain đang được áp dụng để tăng cường tính minh bạch và an toàn trong chuỗi cung ứng. Bằng cách ghi lại tất cả các giao dịch và thông tin liên quan đến hàng hóa trên một sổ cái phân tán, blockchain giúp theo dõi nguồn gốc và trạng thái của hàng hóa một cách chính xác. 

Công nghệ này không chỉ giúp giảm thiểu gian lận mà còn cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Việc sử dụng blockchain còn giúp các bên liên quan trong chuỗi cung ứng dễ dàng chia sẻ thông tin và hợp tác hơn.

Công nghệ đám mây

Công nghệ đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuyển đổi số ngành logistics, cho phép các doanh nghiệp lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả từ bất kỳ đâu. Sử dụng giải pháp đám mây giúp giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng CNTT. Đồng thời nâng cao khả năng chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan.

Từ đó, các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và quản lý kho trên nền tảng đám mây. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành và cải thiện khả năng phản ứng với nhu cầu của thị trường.

Công nghệ đám mây  đang là thành phần không thể thiếu cho ngành Logistics
Công nghệ đám mây  đang là thành phần không thể thiếu cho ngành Logistics

Xem thêm: Các giải pháp chuyển đổi số HOT nhất tại Việt Nam

VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số trong logistics 

Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong Logistics, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ như VNPT. Với nhiều năm kinh nghiệm, VNPT cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Bao gồm: 

VNPT đang cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp Logistics
VNPT đang cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp Logistics

Những giải pháp công nghệ này đã giúp không ít doanh nghiệp Logistics giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Sự uy tín, tính hiệu quả của các giải pháp này đã được các doanh nghiệp đánh giá rất cao trong quá trình ứng dụng vào thực tế. Để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline hoặc tham khảo tại website của oneSME-VNPT.

Xem thêm:

VNPT tham gia hội thảo “Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số” cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VNPT đi đầu trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

_______

Website: https://onesme.vn  

Hotline: 1800 1260

Email: onesme@vnpt.vn 

Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn ký số trên vnEdu đơn giản, nhanh chóng

Việc đưa chữ ký số vào hệ thống quản...

Những quy định về ký hiệu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

Theo quy định mới nhất Bộ Tài chính, mỗi...

Thực trạng chuyển đổi số BHXH – Giải pháp cho doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua, ngành bảo hiểm xã...

Tài khoản hoá đơn điện tử bị khoá: Cách xử lý và lấy lại

Tài khoản hoá đơn điện tử bị khoá là...