Hóa đơn điện tử bị sai thông tin không phải trường hợp hiếm gặp tại các doanh nghiệp, khi gặp các vấn đề này người bán cần xử lý theo quy định pháp luật, tránh hạch toán gây thiệt hại nghiêm trọng. Tìm hiểu cụ thể các cách xử lý trong bài viết này.
Cơ sở pháp lý xử lý hóa đơn điện tử bị sai thông tin
Đối với hóa đơn điện tử bị sai thông tin, việc xử lý các sai sót cần căn cứ theo 2 văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ.
- Khoản 1, Điều 7 Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp, Thông tư 78/2021/TT-BTC ban hành 17/09/2021. Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều luật quản lý thuế 13/06/2019 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ.
Cách xử lý hóa đơn điện tử bị sai thông tin
Tùy vào từng trường hợp hóa đơn điện tử bị sai thông tin mà cách xử lý sẽ có điểm khác nhau. Cụ thể phương pháp xử lý hóa đơn điện tử bị sai thông tin theo các văn bản quy định pháp luật về hóa đơn chứng từ như sau:
Trường hợp 1: Đối với hóa đơn điện tử đã lập bị sai phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc có sai sót về hình thức theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có đề cập đến các trường hợp hóa đơn bị sai sót về hình thức cần phải điều chỉnh như sau:
- Hóa đơn điện tử đã cấp mã của cơ quan thuế nhưng chưa gửi cho người mua có sai sót.
- Hóa đơn điện tử có hoặc không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua, người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về hình thức:
+ Hóa đơn điện tử viết sai tên, địa chỉ người mua nhưng không sai các nội dung khác và mã số thuế.
+ Hóa đơn điện tử có sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai tiền thuế, thuế suất hoặc hóa đơn điện tử xuất sai số lượng, quy cách, chất lượng…
Nếu gặp phải trường hợp này, người bán xử lý hóa đơn điện tử bị sai thông tin như sau:
Người bán lập thông báo điều chỉnh hóa đơn theo mẫu số 04/SS-HĐĐT ở Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP rồi gửi về cho cơ quan thuế. Người bán có thể thực hiện bất cứ lúc nào kể từ thời điểm phát hiện sai sót, tuy nhiên chậm nhất là ngày cuối cùng trong kỳ khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Trường hợp 2: Đối với trường hợp người bán lập hóa đơn điện tử khi thu tiền trước hoặc trong quá trình cung cấp dịch vụ nhưng sau đó phát sinh việc hủy/chấm dứt dịch vụ
Nếu hóa đơn bị sai trong trường hợp này, việc xử lý như sau:
- Bước 1: Người bán hủy hóa đơn đã lập
- Bước 2: Người bán thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử theo mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
Trường hợp 3: Hóa đơn điện tử đã lập có sai, người bán đã xử lý theo quy định nhưng tiếp tục phát hiện có sai sót
Trong trường hợp này người bán tiếp tục xử lý sai sót theo quy trình như lần đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu tiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Trường hợp 4: Hóa đơn điện tử có sai sót nhưng không có ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn: Người bán chỉ cần thực hiện điều chỉnh, không hủy hoặc thay thế hóa đơn.
Lưu ý: Nếu hóa đơn đơn điện tử không có mã cơ quan thuế xảy ra sai sót, chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế thì không cần lập thông báo hóa đơn sai sót gửi cơ quan thuế.
Xem thêm:
Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử thiếu mã số thuế người mua
Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT – VNPT Invoice theo TT78
Hướng dẫn chi tiết cách xuất và in hóa đơn điện tử VNPT theo Thông tư 78
Đối với hóa đơn điện tử bị sai thông tin, doanh nghiệp cần được xử lý theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. VNPT-OneSME cung cấp đa dạng các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo các sản phẩm, dịch vụ và các thông tin hữu ích trên website. Nếu cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử, đừng quên liên hệ với VNPT qua số hotline 1900 1260 để được hỗ trợ chi tiết.