2 thành phần của dịch vụ đám mây: Front End và Back End

Trang chủSản phẩm2 thành phần của dịch vụ đám mây: Front End và Back End

Dịch vụ đám mây (Cloud computing) hay điện toán đám mây là dịch vụ cung cấp, phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu thông qua môi trường internet. Về cơ bản, dịch vụ đám mây sẽ gồm 2 thành phần chính là Front End và Back End với đặc điểm và tính năng riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần của dịch vụ đám mây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cấu trúc tổng quan của mô hình dịch vụ đám mây 

Dịch vụ đám mây được cấu trúc bởi 2 thành phần chính là Front End Back end. Hai thành phần này sẽ có sự liên kết thông qua môi trường Internet để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng đồng thời phục vụ cho quá trình hỗ trợ và quản lý.

Cấu trúc của mô hình dịch vụ đám mây thể hiện qua hình sau: 

Cấu trúc thành phần của dịch vụ đám mây
Cấu trúc thành phần của dịch vụ đám mây

Hoặc tham khảo về Front End và Back End ngay trong video dưới đây:

1. Front End – Phần người dùng

Front Endkiến trúc giao diện người dùng, là phần cuối cùng tương tác với người dùng trong dịch vụ đám mây, giúp tạo nên những trải nghiệm theo nhu cầu sử dụng riêng biệt. Front End sẽ gồm 2 thành phần chính là Client Infrastructure – Cơ sở hạ tầng của khách hàng và Internet.

1.1. Client Infrastructure – Cơ sở hạ tầng của khách hàng

Client Infrastructure là cơ sở hạ tầng của khách hàng cung cấp giao diện đồ họa (GUI) cho người dùng nhằm tương tác hiệu quả với các dịch vụ trên đám mây. Cơ sở hạ tầng khách hàng thường gồm 3 thành phần như sau:

  • Thiết bị: Là thiết bị khách hàng sử dụng để truy cập vào dịch vụ đám mây như laptop, PC, máy tính bảng.
  • Phần mềm: Là phần mềm dịch vụ đám mây chạy ở phía người dùng. Hiện nay, đa phần kiến trúc phần mềm Front End sẽ có dạng trình duyệt web hoặc ứng dụng được cài đặt trên thiết bị của khách hàng.
  • Giao diện người dùng: Là phần cuối cùng để người dùng có thể tương tác và thực hiện các tác vụ trên dịch vụ đám mây. Giao diện này có thể là các trình soạn thảo hoặc giao diện nhận/gửi email. Trong một số trường hợp, giao diện người dùng và kiến trúc phần mềm sẽ được gộp lại thành một.
Cơ sở hạ tầng của khách hàng là tất cả các thành phần hỗ trợ khách hàng truy cập và sử dụng dịch vụ đám mây
Cơ sở hạ tầng của khách hàng là tất cả các thành phần hỗ trợ khách hàng truy cập và sử dụng dịch vụ đám mây

Đọc thêm: Điện toán đám mây là gì? Ưu, nhược điểm và những điều cần biết

1.2. Internet

Internet là là phương tiện giúp kết nối 2 thành phần Front End và Back End, giúp mọi hoạt động và thao tác trên dịch vụ đám mây được trơn tru, thuận tiện nhất. Internet sẽ do người dùng cài đặt và kết nối ngay trên thiết bị sử dụng để truy cập dịch vụ đám mây.

Internet là yếu tố quan trọng giúp kết nối Front End và Back End
Internet là yếu tố quan trọng giúp kết nối Front End và Back End

Xem thêm: 2 thành phần của dịch vụ đám mây: Front End và Back End

2. Back End – Phần quản lý

Back End phần quản lý của đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây, được dùng để hỗ trợ Front End. Kiến trúc Back End sẽ bao gồm các tài nguyên cốt lõi của hệ thống đám mây như: Cơ sở dữ liệu, bộ nhớ, cơ chế bảo mật, mô hình được triển khai và sử dụng,… Cụ thể, các thành phần trong Back End sẽ như sau:

2.1. Application – Ứng dụng

Ứng dụng là tất các các ứng dụng, phần mềm được cung cấp bởi các nhà phát triển dịch vụ đám mây. Các ứng dụng này sẽ giúp điều phối các tài nguyên phía sau theo nhu cầu của người dùng. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể dễ dàng truy cập vào gói dịch vụ đám mây đang sử dụng để kiểm tra và thao tác. 

Ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng truy cập và thao tác trên các gói dịch vụ đám mây
Ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng truy cập và thao tác trên các gói dịch vụ đám mây

2.2. Service – Dịch vụ

Dịch vụ là phần do nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và phân phối, bao gồm các gói dịch vụ do người dùng/doanh nghiệp sử dụng theo nhu cầu. Thông qua các dịch vụ, người dùng có thể phát triển ứng dụng, phần mềm và dữ liệu một cách hiệu quả.

Hiện dịch vụ đám mây được triển khai thành 2 kiểu chính gồm: Dịch vụ đám mây theo mô hình và dịch vụ đám mây theo địa điểm. Cụ thể: 

Dịch vụ đám mây triển khai theo mô hình 

Theo mô hình, dịch vụ đám mây sẽ gồm 4 mô hình chính là:

Public Cloud: Là nền tảng dịch vụ đám mây tiêu chuẩn cho phép người dùng sử dụng các tài nguyên đám mây như một máy ảo, ứng dụng hay bộ nhớ có sẵn trên môi trường internet. Public Cloud không giới hạn đối tượng người dùng nên hầu hết các cá nhân, tổ chức đều có thể dùng mô hình này.

Ưu điểm: 

  • Dễ dàng sử dụng, mở rộng quy mô linh hoạt theo nhu cầu
  • Tiết kiệm chi phí tối đa do không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng
  • Truy cập dễ dàng ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào, hỗ trợ 24/7

Nhược điểm:

  • Quyền kiểm soát dữ liệu thuộc về nhà cung cấp
  • Thiếu tính bảo mật bởi dữ liệu nếu máy chủ bị tấn công hoặc hệ thống lỗi
  • Phụ thuộc nhiều vào internet
Public Cloud không giới hạn đối tượng người dùng nên có thể phù hợp với mọi đối tượng sử dụng
Public Cloud không giới hạn đối tượng người dùng nên có thể phù hợp với mọi đối tượng sử dụng

Private Cloud: Là mô hình dịch vụ đám mây cung cấp môi trường độc quyền (Internet hoặc mạng nội bộ) cho các doanh nghiệp/người dùng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận người dùng nhất định mới có thể truy cập dữ liệu nên khả năng bảo mật được nâng cao hơn.

Ưu điểm:

  • Tính bảo mật và riêng tư cao hơn
  • Người dùng có quyền kiểm soát cao hơn

Nhược điểm:

  • Chi phí dịch vụ và bảo trì cao hơn
  • Khu vực hoạt động bị giới hạn
  • Khả năng mở rộng bị hạn chế
  • Cần nhân sự có trình độ nhất định để duy trì và hỗ trợ hệ thống
Private Cloud có tính bảo mật và riêng tư cao nên chỉ một bộ phận nhất định mới có thể truy cập và sử dụng
Private Cloud có tính bảo mật và riêng tư cao nên chỉ một bộ phận nhất định mới có thể truy cập và sử dụng

Community Cloud: Còn gọi là dịch vụ đám mây cộng đồng cho phép chia sẻ cơ sở dữ liệu hạ tầng giữa nhiều tổ chức với người dùng. Theo đó, dữ liệu sẽ được chia sẻ, trao đổi giữa nhiều nhóm đối tượng khác nhau cùng quan tâm về một lĩnh hay nhiều lĩnh vực mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư của người dùng.

Ưu điểm:

  • Tính bảo mật và riêng tư vẫn được đảm bảo
  • Tăng cường sự liên kết giữa các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức
  • Chi phí tối ưu hơn do có nhiều bên cùng sử dụng

Nhược điểm:

  • Băng thông và dung lượng cố định, gây bất tiện khi sử dụng
  • Khả năng mở rộng quy mô hạn chế

Hybrid Cloud: Là dịch vụ đám mây lai tổng hợp các tính năng hữu ích nhất của Public Cloud và Private Cloud. Hybrid Cloud cho phép người dùng lựa chọn cùng lúc các tính năng, dịch vụ của 2 hình thức trên để sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình mà vẫn đảm bảo được tính bảo mật, riêng tư của dữ liệu.

Ưu điểm:

  • Sử dụng kết hợp được nhiều dịch vụ đám mây cùng lúc
  • Tính bảo mật cao
  • Không bị hạn chế tài nguyên và quy mô 

Nhược điểm:

  • Chi phí cơ sở hạ tầng cần đầu tư cao hơn
  • Cần người có chuyên môn nhất định để quản lý và triển khai sử dụng
Hybird Cloud là sự kết hợp các tính năng hữu ích nhất của Private Cloud và Public Cloud nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Hybird Cloud là sự kết hợp các tính năng hữu ích nhất của Private Cloud và Public Cloud nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

Khám phá: Tổng hợp quy định về điện toán đám mây tại Việt Nam

Dịch vụ đám mây triển khai theo địa điểm

Dịch vụ đám mây triển khai theo địa điểm sẽ gồm 2 hình thức là tại chỗ và thuê ngoài. Cụ thể như sau:

Đám mây tại chỗ: Là dịch vụ đám mây được triển khai trên tài nguyên của riêng bạn trong một trung tâm dữ liệu nội bộ thay vì phải thuê ngoài. 

Ưu điểm:

  • Có quyền kiểm soát dữ liệu cao
  • Tính bảo mật và riêng tư được nâng cao

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư hạ tầng tại chỗ để quản lý đám mây tốn kém và phải duy trì liên tục
  • Hạn chế khả năng mở rộng quy mô đám mây
Đám mây tại chỗ sẽ do doanh nghiệp tự quản lý ngay trên tài nguyên riêng của doanh nghiệp
Đám mây tại chỗ sẽ do doanh nghiệp tự quản lý ngay trên tài nguyên riêng của doanh nghiệp

Đám mây thuê ngoài: Là dịch vụ đám mây được triển khai và quản lý trên cơ sở hạ tầng của bên thứ 3. Người dùng vẫn có quyền kiểm soát và sử dụng đám mây tuy nhiên việc quản lý sẽ do bên thứ 3, có thể là nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mà vẫn có thể sử dụng dịch vụ theo ý muốn
  • Luôn được hỗ trợ trong quá trình sử dụng
  • Dễ dàng mở rộng quy mô theo nhu cầu

Nhược điểm:

  • Tính bảo mật không cao do dữ liệu được truyền với bên thứ 3
  • Nguy cơ mất/hỏng dữ liệu nếu lỗi hệ thống hay nhà cung cấp không uy tín
Đám mây thuê ngoài sẽ do bên thứ 3 quản lý và hỗ trợ
Đám mây thuê ngoài sẽ do bên thứ 3 quản lý và hỗ trợ

2.3. Thời gian chạy đám mây – Runtime Cloud

Thời gian chạy đám mây là môi trường thực thi và thời gian chạy cho các dịch vụ đám mây. Runtime Cloud tương tự như một hệ điều hành trên đám mây được tạo nên nhờ các phần mềm ảo hóa, cho phép tồn tại nhiều thời gian cùng chạy trên một máy chủ.

2.4. Storage – Lưu trữ

Storage là thành phần không thể thiếu trong dịch vụ đám mây, là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu, phần mềm trong đám mây. Dung lượng của Storage có thể được thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong kiến trúc Back End, Storage sẽ có dạng ổ cứng, ổ đĩa trong máy chủ.

Storage giúp lưu trữ tất cả dữ liệu, phần mềm trong đám mây
Storage giúp lưu trữ tất cả dữ liệu, phần mềm trong đám mây

2.5. Infrastructure – Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đám mây là tất cả các thành phần dùng để lưu trữ và triển khai dịch vụ đám mây tốt nhất cho người dùng/doanh nghiệp sử dụng. Cơ sở hạ tầng có thể bao gồm các phần mềm và phần cứng (bộ nhớ, hệ thống máy chủ,…) để phục vụ quá trình lưu trữ và hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng.

2.6. Management – Quản lý

Management là phần mềm quản lý trong dịch vụ đám mây dùng để quản lý tất cả các tài nguyên trên hệ thống. Với phần mềm quản lý, người dùng có thể biết được mình đã sử dụng dịch vụ nào, lượng tài nguyên đã dùng là bao nhiêu, còn bao nhiêu tài nguyên khả dụng,… Qua đó, doanh nghiệp/người dùng có thể dễ dàng phân bổ tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả.

2.7. Security – Bảo mật

Đây là yếu tố quan trọng mà bất cứ nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào cũng cần chú trọng. Yếu tố này sẽ quyết định độ tin cậy và chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp có đáng sử dụng không. 

Sự bảo mật trong hệ thống đám mây được thể hiện thông qua khả năng ngăn chặn mất mát/hỏng dữ liệu, độ an toàn của dữ liệu, khả năng xử lý của nhà cung cấp khi hệ thống bị tấn công/lỗi,… Chính vì thế, khi chọn nhà cung cấp đám mây, doanh nghiệp/người dùng cần lưu ý nhiều đến vấn đề bảo mật để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Bảo mật là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi sử dụng dịch vụ đám mây
Bảo mật là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi sử dụng dịch vụ đám mây

Hiện nay, dịch vụ đám mây được sử dụng rất phổ biến. Đa phần các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành nghề đều có thể dùng dịch vụ đám mây để phục vụ các mục đích khác nhau như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa, email, phát triển và thử nghiệm phần mềm, phân tích dữ liệu,…

Xem thêm:

Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai dịch vụ công nghệ điện toán đám mây VNPT Cloud với chất lượng hàng đầu hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có nhu sử dụng dịch vụ số và chuyển đổi số đều có thể sử dụng dịch vụ.

Khách hàng khi sử dụng VNPT Cloud sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Dễ dàng lựa chọn gói dịch vụ theo nhu cầu, giúp tối ưu chi phí và sử dụng hiệu quả.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu với hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network), dữ liệu vẫn luôn được bảo toàn dù hệ thống gặp sự cố.
  • Người dùng có thể quản trị hệ thống linh hoạt, tự khởi tạo và thay đổi cấu hình máy ảo dễ dàng, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng.
  • Tính bảo mật và an toàn được nâng cao thông qua những công nghệ hàng đầu.
  • Dịch vụ được triển khai trên hạ tầng Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn cao của VNPT.
  • Khách hàng được hỗ trợ 24/7 với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giúp xử lý vấn đề nhanh chóng.
VNPT Cloud mang đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho khách hàng
VNPT Cloud mang đến những trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho khách hàng

Với những thành phần được nêu trong bài viết, có thể thấy điện toán đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức hiệu quả mà vẫn mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất khi sử dụng. Để tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ, bạn có thể truy cập VNPT Cloud.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhanh chóng, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN