Ưu nhược điểm khi ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng

Trang chủSản phẩmƯu nhược điểm khi ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng

Ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng có thể được xem là một giải pháp công nghệ hiệu quả giúp đơn vị chủ động và bắt kịp xu hướng chuyển đổi sổ tại Việt Nam cũng như toàn cầu. Tham khảo ngay bài viết để có được những đánh giá khách quan hơn về các khía cạnh lợi ích cũng như hạn chế mà dịch vụ này mang lại.

1. 8+ Ưu điểm khi ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng

Việc lựa chọn ứng dụng điện toán đám mây có thể mang đến cho ngân hàng nhiều lợi ích. Cụ thể như:

1.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Điện toán trong ngân hàng có thể tạo điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển các mối liên hệ với khách hàng. Lưu trữ dữ liệu trên đám mây sẽ giúp việc cung cấp, cập nhật các thông tin liên quan đến tệp khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời, nó cũng giúp các ngân hàng nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ phù hợp và kịp thời vào từng thời điểm nhất định.

Ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

1.2. Tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu

Sử dụng điện toán đám mây có thể giúp ngân hàng an tâm hơn trước các nguy cơ xâm nhập, phá hoại, đánh cắp dữ liệu bị ngăn chặn bởi:

  • Hệ thống các phần mềm của nền tảng đám mây thường xuyên được cải tiến và cập nhật, từ đó nâng cao mức độ bảo mật, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng.
  • Dịch vụ điện toán được cung cấp bởi các đơn vị uy tín bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ quy định về luật an ninh mạng cũng như yêu cầu của ngân hàng nhà nước nên hoàn toàn có đủ độ tin cậy cho ngân hàng sử dụng.
  • Có hành lang pháp lý hỗ trợ về an ninh thông tin theo quy định Thông tư 09/2020/TT-NHNN, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đưa dữ liệu lên hệ thống cloud an toàn hơn.
Dữ liệu lưu trữ trên nền tảng đám mây được bảo mật chặt chẽ
Dữ liệu lưu trữ trên nền tảng đám mây được bảo mật chặt chẽ

1.3. Tối ưu hóa chi phí

Điện toán đám mây giúp tối ưu hóa chi phí hoạt động của ngân hàng vì:

  • Lưu trữ thông tin dữ liệu trên nền tảng đám mây sẽ giảm nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng vật lý thông thường. Điều này kéo theo việc giảm chi phí đầu tư cho xây dựng và bảo trì hạ tầng. Theo khảo sát của IDC, các đơn vị sử dụng điện toán đám mây có thể tiết kiệm đến 31% chi phí hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT).
  • Ngoài ra, dịch vụ điện toán đám mây thường được thiết lập dựa trên nhu cầu sử dụng, cho phép áp dụng mô hình “pay as you go – dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu”. Từ đó, tránh nguy cơ lãng phí tài nguyên không gian lưu trữ,  giúp ngân hàng tiết kiệm hơn.
Điện toán đám mây giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin
Điện toán đám mây giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin

1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng

Nền tảng đám mây hoạt động trực tuyến, có thể hỗ trợ việc tìm kiếm và sử dụng các dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng. Bên cạnh đó, hệ thống cũng có thể tự thiết lập để phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu truy cập vào từng thời điểm cụ thể (tăng dung lượng cấu hình vào cao điểm, lượng truy cập lớn và hạ thấp cấu hình vào mùa thấp điểm, ít người truy cập).

Nền tảng đám mây hoạt động trực tuyến, cho phép thực hiện các tìm kiếm, sử dụng dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện
Nền tảng đám mây hoạt động trực tuyến, cho phép thực hiện các tìm kiếm, sử dụng dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện

1.5. Rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm

Việc ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng có thể giúp các bộ phận kinh doanh chủ động sử dụng dữ liệu lưu trữ để tự thực hiện quá trình nghiên cứu, đánh giá, phát triển sản phẩm – dịch vụ mới mà không yêu cầu sự hỗ trợ từ các chuyên gia công nghệ.

Thêm vào đó, công nghệ của cloud vẫn liên tục được cập nhật để thích nghi, đáp ứng tốt nhu cầu công việc, giúp người dùng nâng cao hiệu suất. Những lợi thế đáng kể này sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm, để ngân hàng có thể bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh.

1.6. An toàn hơn

Lưu trữ dữ liệu bằng điện toán đám mây được đánh giá cao về mức độ an toàn bởi nó có thể hạn chế các nguy cơ mất mát, thất lạc, hư hỏng. Đồng thời nền tảng này cũng có thể cho phép khôi phục dữ liệu trong những tình huống nhất định.

1.7. Duy trì hoạt động liên tục

Cloud giúp thiết lập nhanh chóng hệ thống hạ tầng CNTT chỉ trong vài giờ, đảm bảo duy trì liên tục hoạt động của ngân hàng. So với các công nghệ truyền thống, việc này có thể kéo dài nhiều tháng và ít nhiều sẽ mang đến ảnh hưởng làm gián đoạn hoạt động của đơn vị.

1.8. Xu hướng công nghệ Xanh

Đưa điện toán đám mây vào sử dụng sẽ giúp giảm thải carbon trong quá trình xây dựng hạ tầng cơ sở vật lý thông thường. Đây là bước chuyển đổi quan trọng giúp các ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ Xanh trên toàn cầu.

Xem thêm:

2. Nhược điểm khi ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng

Một số hạn chế của việc ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng cần khắc phục đó là:

2.1. Phụ thuộc vào đường truyền internet

Nền tảng đám mây hoạt động trực tuyến nên đòi hỏi phải có mạng internet mới có thể sử dụng. Trong trường hợp mạng bị trục trặc, gặp sự cố, kết nối sẽ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến chức năng vận hành của ngân hàng.

2.2. Những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và quyền sở hữu dữ liệu

Vì là nền tảng trực tuyến nên việc đưa dữ liệu lên Cloud có thể phải đối mặt với một số vấn đề phát sinh thêm liên quan đến quyền riêng tư và quyền sở hữu dữ liệu. 

2.3. Hạn chế trong hạ tầng cơ sở

Năng lực xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam ít nhiều còn tồn tại một số hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ với các hệ thống tân tiến của những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp quốc tế.

2.4. Độ trễ thông tin

Độ trễ thông tin sẽ được quyết định bởi khoảng cách địa lý giữa ngân hàng sử dụng dịch vụ cloud với trung tâm dữ liệu. Nếu khoảng cách càng xa, độ trễ sẽ càng lớn có thể ảnh hưởng đến sự tiếp cận và hiệu suất thực hiện các chức năng trên hệ thống như xử lý, cập nhật thông tin, giao dịch trực tuyến,…

VNPT  Cloud – Giải pháp điện toán đám mây toàn diện cho các ngân hàng số

Là dịch vụ được triển khai bởi một trong số những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam, VNPT Cloud không ngừng được cải tiến, nâng cấp để trở thành giải pháp tin cậy, đáp ứng tốt nhu cầu của đối tác trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính.

  • Kết nối nhanh chóng , sử dụng linh hoạt, ổn định: VNPT sở hữu hạ tầng công nghệ KHỦNG với mức độ phủ sóng cao ( 6 Datacenter đạt chứng chỉ Tier 3, hơn 1000 sever vật lý và mạng lưới internet phủ sóng 63/63 tỉnh thành) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, khởi tạo và mở rộng linh hoạt nền tảng lưu trữ theo nhu cầu. Đồng thời, giảm bớt e ngại về độ trễ dữ liệu, đảm bảo sự vận hành liên tục, ổn định, nhanh chóng cho các hoạt động trên hệ thống ngân hàng trực tuyến.  
  • Độ bảo mật cao: VNPT Cloud được cấp chứng chỉ ISO 272017 (ISO/IEC 27017:2015) về Kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây, mang đến sự an tâm cho mọi đối tác khách hàng khi lưu trữ dữ liệu trên nền tảng.
VNPT Cloud - Giải pháp công nghệ vượt trội giúp các ngân hàng dễ dàng bắt kịp xu hướng chuyển đổi số
VNPT Cloud – Giải pháp công nghệ vượt trội giúp các ngân hàng dễ dàng bắt kịp xu hướng chuyển đổi số

Khám phá:

Bài viết đã chia sẻ những đánh giá chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng. Bạn đọc quan tâm nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN