Private Cloud được xem là một đám mây nội bộ cho một doanh nghiệp, là sự kết hợp những ưu điểm của điện toán đám mây lẫn cơ sở hạ tầng tại chỗ. Chúng không chỉ linh hoạt và đảm bảo hiệu quả chi phí, mà còn giúp doanh nghiệp có mức độ bảo mật và kiểm soát cao hơn đối với các dữ liệu và tài nguyên của tổ chức.
1. Private Cloud là gì?
Private Cloud (đám mây riêng) là một dạng môi trường điện toán đám mây tách biệt. Trong đó, các tài nguyên điện toán được cung cấp độc quyền chỉ cho một doanh nghiệp/tổ chức sử dụng.
Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, tùy chỉnh các tài nguyên này, bao gồm: Máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, kết nối mạng, phần mềm và các công nghệ khác (AI, phân tích, IoT…).
2. Phân loại Private Cloud
Sau khi đã hiểu cơ bản về Private Cloud là gì thì để dễ hình dung về các dịch vụ từ mô hình này, bạn hãy xem 3 loại giải pháp Private Cloud chủ yếu sau:
Đám mây riêng tại chỗ (On-premises Private Cloud)
Đám mây riêng tại chỗ được triển khai trong chính trung tâm dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí để mua, lắp đặt, duy trì, nâng cấp và bảo mật cho các tài nguyên thiết bị và công nghệ.
Đây là một quá trình tốn kém và kéo dài liên tục, nhưng đổi lại doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, tùy chỉnh môi trường đám mây riêng của họ.
Đám mây riêng được quản lý (Managed Private Cloud):
Với giải pháp này, đám mây riêng được tạo lập, duy trì trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, hoặc của chính doanh nghiệp. Trách nhiệm quản lý, bảo trì cơ sở hạ tầng được giao cho nhà cung cấp. Đây cũng là một giải pháp đòi hỏi chi phí lớn, nhưng quản lý thuận tiện hơn so với đám mây riêng tại chỗ.
Đám mây riêng ảo (Virtual Private Cloud – VPC):
Đám mây riêng ảo (VPC) được lưu trữ từ xa trên cơ sở hạ tầng đám mây công cộng của nhà cung cấp. Một đám mây công cộng có thể chứa nhiều đám mây riêng ảo (đám mây con), nhưng chúng an toàn, biệt lập và không chia sẻ dữ liệu với nhau.
Doanh nghiệp tự quản lý đám mây riêng này. Họ có thể chạy mã ứng dụng, lưu trữ dữ liệu, lưu trữ trang web, mở rộng quy mô khi cần,… và nhiều tác vụ khác được thực hiện như với trung tâm dữ liệu truyền thống.
Trong hầu hết trường hợp, việc xây dựng VPC ít tốn kém hơn và quản lý đơn giản hơn so với hai giải pháp trên. Tuy nhiên các chức năng mạng ảo và tính năng bảo mật là có sẵn và khó có khả năng tùy chỉnh.
3. Cách thức hoạt động của Private Cloud
Để hiểu sâu hơn về Private Cloud, bạn có thể xem kiến trúc thiết lập và cách thức hoạt động của chúng.
Kiến trúc đám mây riêng
Private Cloud mang kiến trúc “một người thuê”, được tạo nên từ những công nghệ sau:
Ảo hóa:
Ảo hóa là công nghệ trụ cột của điện toán đám mây nói chung và Private Cloud nói riêng, cho phép tạo môi trường ảo trên máy chủ vật lý hoặc cơ sở hạ tầng đám mây, có thể bao gồm:
- Ảo hóa phần cứng.
- Phần mềm.
- Bộ nhớ.
- Lưu trữ.
- Dữ liệu.
- Máy tính để bàn (ảo hóa cho phép truy cập từ xa từ mọi thiết bị).
Ảo hóa giúp chuyển đổi cơ sở hạ tầng nhanh chóng, giảm tải các yêu cầu về phần cứng và chi phí liên quan; đồng thời tăng cường độ bảo mật và tính linh hoạt của các tài nguyên CNTT.
Phần mềm quản lý:
Phần mềm quản lý giúp các quản trị viên CNTT thực hiện quyền kiểm soát tập trung đối với môi trường đám mây riêng, bao gồm cả: cơ sở hạ tầng và các ứng dụng chạy trên đám mây. Quá trình này cũng giúp họ tối ưu độ bảo mật, độ khả dụng và khai thác các tài nguyên của Private Cloud.
Các công nghệ tự động hóa:
Tự động hóa giúp tăng tốc các tác vụ thực hiện trên đám mây, loại bỏ tác vụ thủ công và lặp đi lặp lại tốn thời gian. Tài nguyên đám mây tự phục vụ sẽ giảm sự can thiệp của con người, đảm bảo tính liền mạch và tối ưu hóa hiệu quả công việc.
Phương thức hoạt động của đám mây riêng
Môi trường private cloud là môi trường biệt lập “một người thuê”. Toàn bộ tài nguyên trên đám mây riêng đó chỉ có thể được truy cập và sử dụng bởi một khách hàng doanh nghiệp/tổ chức.
Việc lưu trữ đám mây và thực hiện cơ chế quản lý sẽ phụ thuộc vào loại giải pháp đám mây mà doanh nghiệp lựa chọn là on-premises private cloud, managed private cloud hay virtual private cloud (đã được đề cập ở phần trên).
Khám phá: Hybrid Cloud là gì? Ứng dụng của Hybrid Cloud
4. Lợi ích và hạn chế của Private Cloud
So với đám mây công cộng, đám mây riêng bị hạn chế hơn về khả năng mở rộng quy mô. Ngược lại, chúng đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn, người dùng có thể kiểm soát hoàn toàn mọi khâu từ quản trị dữ liệu, cho đến thiết lập quyền riêng tư.
Lợi ích | Hạn chế |
|
|
Với những lợi ích và hạn chế trên, private cloud là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật và tuân thủ, hoặc cần xử lý nhiều dữ liệu nhạy cảm như:
- Các tổ chức tài chính.
- Tổ chức làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Các công ty công nghệ.
- Các doanh nghiệp, tập đoàn quy mô vừa và lớn.
- Các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên cần lưu ý, vì yêu cầu chi phí vốn ban đầu lớn và cần lực lượng lao động chuyên môn để duy trì, nên việc sử dụng private cloud là khá tốn kém và có thể không cần thiết đối với các dự án ngắn hạn của doanh nghiệp.
5. So sánh Private Cloud với Public Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud
Việc so sánh private cloud với các giải pháp đám mây khác cũng giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu kinh doanh riêng.
So sánh | Private Cloud | Public Cloud | Hybrid Cloud | Community Cloud |
Điểm giống |
|
|||
Quyền sở hữu | Sở hữu và vận hành doanh nghiệp/tổ chức duy nhất | Sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. | Là sự kết hợp ít nhất 1 Public Cloud với Private Cloud hoặc hạ tầng tại chỗ.
Doanh nghiệp sở hữu, vận hành Private Cloud/hạ tầng tại chỗ và kết nối với Public Cloud của nhà cung cấp dịch vụ. |
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng sở hữu, vận hành |
Khả dụng | Chỉ khả dụng với doanh nghiệp/tổ chức sở hữu | Cho phép nhiều bên truy cập rộng rãi | Tính khả dụng tùy thuộc vào loại môi trường đám mây đang chạy | Cho phép nhiều tổ chức và người dùng truy cập, nhưng phải được cấp quyền |
Quyền kiểm soát | Doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng và cấu hình đám mây | Quyền kiểm soát, tùy chỉnh đám mây bị hạn chế. | Doanh nghiệp chỉ kiểm soát, tùy chỉnh đối với môi trường đám mây riêng/tại chỗ. | Các tổ chức, doanh nghiệp cùng phân chia quyền kiểm soát, quản lý đám mây. |
Khả năng quản lý | Quản lý phức tạp và yêu cầu chuyên môn CNTT | Quản lý đơn giản, không yêu cầu nhiều về kỹ thuật | Quản lý phức tạp vì phải theo dõi nhiều nhà cung cấp và nền tảng | Triển khai và quản lý phức tạp hơn các loại đám mây khác |
Khả năng mở rộng | Có thể bị hạn chế về khả năng mở rộng quy mô | Dễ dàng thay đổi, mở rộng quy mô nhanh chóng bất cứ lúc nào | Dễ dàng mở rộng quy mô, linh hoạt sử dụng nhiều môi trường đám mây phù hợp với yêu cầu và khối lượng dữ liệu. | Khả năng mở rộng linh hoạt |
Bảo mật | Mức độ bảo mật cao | Có thể gặp rủi ro về bảo mật và tuân thủ nếu không chọn nhà cung cấp uy tín | Bảo mật cao. | Bảo mật tốt |
Chi phí | Thường đòi hỏi chi phí cao do phải xây dựng, duy trì cơ sở hạ tầng chuyên dụng | Chi phí thấp do cơ sở hạ tầng, dịch vụ bảo trì và mọi tài nguyên đều có sẵn | Tốn nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng | Tốn nhiều chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng |
Đối tượng phù hợp | Phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và lớn, cần mức độ bảo mật và tuân thủ nghiêm ngặt | Phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp | Các doanh nghiệp muốn bảo mật, kiểm soát dữ liệu nhưng cần thêm giải pháp mở rộng quy mô tiết kiệm chi phí, có thể ứng phó những lúc nhu cầu/khối lượng công việc tăng đột biến | Phù hợp cho cơ quan nhà nước; nhóm nhiều doanh nghiệp/tổ chức cùng nhóm ngành, hoặc có các yêu cầu/dự án kinh doanh chung (pháp lý, y tế, giáo dục, xây dựng…) |
Xem chi tiết: 10 Điểm khác biệt giữa Public Cloud vs Private Cloud
6. Dịch vụ Private Cloud hàng đầu hiện nay từ VNPT
Dành cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Private Cloud linh hoạt và đặc biệt bảo mật, Tập đoàn VNPT cung cấp các giải pháp Private Cloud và VNPT Virtual Private Cloud (SmartCloud). Đây là 2 giải pháp đám mây riêng ảo được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu (IDC) đạt chuẩn Tier 3 của VNPT. Nhờ đó vận hành với tốc độ mạnh mẽ, ổn định và an toàn.
VNPT SmartCloud VPC cung cấp cho doanh nghiệp môi trường biệt lập với đầy đủ các tài nguyên: CPU, RAM, dung lượng, lưu trữ, băng thông,… Trên cơ sở tài nguyên đã được cấp, người dùng hoàn toàn chủ động kiểm soát, quản lý và cấu hình các thiết lập cho đám mây, bao gồm cả các cơ chế bảo mật nghiêm ngặt.
Ngoài ra, dịch vụ còn được phân loại thành nhiều gói cước để khách hàng lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần mất phí cho những gì thực sự cần.
Hiện tại, các VNPT Private Cloud đang được tin dùng rộng rãi bởi các doanh nghiệp ở nhiều quy mô, các cơ quan ban ngành, cơ quan Bộ của Nhà nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về private cloud là gì, phân loại, cách thức hoạt động cùng với các ưu – nhược điểm của Private Cloud. Với sự linh hoạt cùng mức độ kiểm soát, bảo mật và tùy chỉnh cao, Private Cloud là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp, tổ chức có các quy định nghiêm ngặt về tuân thủ và bảo mật.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về dịch vụ Private Cloud, quý khách vui lòng liên hệ một trong các kênh dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: onesme@vnpt.vn
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs