4 mô hình điện toán đám mây hữu ích cho doanh nghiệp hiện nay

Trang chủSản phẩm4 mô hình điện toán đám mây hữu ích cho doanh nghiệp hiện nay

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng điện toán đám mây trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất trong quá trình quản lý dữ liệu cũng như triển khai các ứng dụng. Vậy có những mô hình điện toán đám mây hữu ích nào hiện nay? Dưới đây là tất tần tật về 4 mô hình điện toán đám mây được doanh nghiệp ưa chuộng. 

Mô hình  Đối tượng sử dụng Hình thức sử dụng
Đám mây công cộng  Doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp quan tâm đến việc duy trì quyền riêng tư ở mức độ thấp Dữ liệu lưu trữ trên máy chủ của bên thứ ba 

Không giới hạn người dùng

Đám mây cộng đồng  Các doanh nghiệp, tổ chức có mô hình tương tự nhau Mô hình tạo cơ hội chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa nhiều tổ chức và người dùng khác nhau.

Được quản lý chung bởi một bên thứ ba 

Đám mây riêng Nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi cao về sự chặt chẽ trong việc kiểm soát và quản lý dữ liệu.  Phát triển dành riêng cho từng đối tượng khách hàng

Tồn tại bên trong tường lửa của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trực tiếp quản lý 

Đám mây lai Doanh nghiệp, cá nhân đòi hỏi cao về bảo mật dữ liệu Có thể sử dụng nhiều dịch vụ đám mây

Không bị hạn chế tài nguyên

Doanh nghiệp có thể tự tạo ra cơ sở dữ liệu và phân chia việc quản lý

1. Đám mây công cộng (Public Cloud)

Đám mây công cộng là một trong số những mô hình phổ biến nhất dùng trong các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường. 

1.1. Khái niệm

Đám mây cộng đồng (Public Cloud) là mô hình điện toán đám mây có thể sử dụng cho mọi đối tượng người dùng, bao gồm cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Mô hình này được tạo ra và lưu trữ trên các máy chủ do bên thứ ba quản lý, cung cấp tất cả các dịch vụ và ứng dụng trên cùng một hệ thống đám mây. 

1.2. Đối tượng sử dụng

Với mức phí rẻ hoặc thậm chí là miễn phí (có giới hạn quyền sử dụng), mô hình đám mây cộng đồng phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp quan tâm đến việc duy trì quyền riêng tư ở mức độ thấp. 

Mô hình điện toán đám mây công cộng dễ sử dụng và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng
Mô hình điện toán đám mây công cộng dễ sử dụng và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng

1.3. Hình thức sử dụng

Đám mây công cộng (Public Cloud) là mô hình mở có sẵn, được sinh ra và lưu trữ trên các máy chủ của bên thứ ba, có thể truy cập thông qua Internet.

Tất cả người dùng sẽ chia sẻ tài nguyên chung và nhà cung cấp sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý và bảo vệ những tài nguyên đó. Đặc biệt, đám mây công cộng không hạn chế số lượng người dùng, mọi người dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin. 

Ví dụ về đám mây công cộng (Public Cloud) có thể kể đến bao gồm:

  • Google Drive: Công cụ cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ văn bản, hình ảnh và các loại tệp tin khác một cách thuận tiện, nhanh chóng. Google Drive miễn phí 15GB cho người dùng. Nếu muốn có nhiều dung lượng hơn, người dùng có thể nâng cấp 100GB, 2000GB, 2TB với mức chi phí khá rẻ. 
  • Dropbox: Công cụ cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mọi nơi từ mọi thiết bị. Dropbox miễn phí 2GB cho người dùng sử dụng. 
  • CMC Cloud Storage S3: Dịch vụ lưu trữ đám mây chuẩn quốc tế, cực kỳ linh hoạt của CMC cung cấp tài nguyên mạnh mẽ và an toàn cho người dùng. Dung lượng dự trữ không giới hạn và tính bảo mật cực cao. 
  • CMC Cloud Elastic GPU: Giải pháp đa dụng với mô hình đám mây công cộng có thể cung cấp tài nguyên cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao như A.I, Big Data,…

1.4. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Việc quản lý hạ tầng dễ dàng, đơn giản vì người dùng không cần phát triển hay duy trì các công cụ, phần mềm
  • Thiết lập và sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây không phức tạp
  • Người dùng có thể truy cập từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, cực kỳ linh hoạt và tiện lợi
  • Chỉ cần chi trả chi phí cho lưu lượng doanh nghiệp sử dụng
  • Dễ dàng mở rộng tài nguyên khi doanh nghiệp phát triển và có nhu cầu tăng cao
  • Không tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho phần cứng hay phần mềm

Nhược điểm:

  • Máy chủ khó khăn trong việc hạn chế hệ thống khỏi các sự cố do mạng lưới quy mô lớn, đông đảo người dùng
  • Truy cập dữ liệu dễ dàng là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo tính bảo mật, kiểm soát truy cập.
  • Không thể đáp ứng các yêu cầu phức tạp, vì hầu hết các dịch vụ và dữ liệu chỉ là các dịch vụ có sẵn do máy chủ cung cấp. 

2. Đám mây cộng đồng (Community Cloud)

Đám mây cộng đồng giúp tạo ra một môi trường linh hoạt và hiệu quả cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên. Với mô hình này, thông tin được trao đổi một cách an toàn và dễ dàng. 

2.1. Khái niệm

Đám mây cộng đồng (Community Cloud) là mô hình điện toán đám mây hoạt động dựa trên việc chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa nhiều tổ chức và người dùng khác nhau. Trong cộng đồng này, cơ sở hạ tầng và tài nguyên công nghệ có thể được chia sẻ, trao đổi tự do giữa các nhóm đối tượng nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư tối đa. 

2.2. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của đám mây cộng đồng (Community Cloud) chính là các doanh nghiệp và tổ chức có mô hình vận hành tương tự nhau và quan tâm chung đến một hoặc nhiều lĩnh vực.

Mục đích của việc tạo ra mô hình này chính là hướng đến những cộng đồng có sự tương đồng về mô hình kinh doanh và có nhu cầu chung trong việc chia sẻ dữ liệu hạ tầng và tài nguyên công nghệ của họ.

Mô hình đám mây cộng đồng là giải pháp tạo sự kết nối cho các doanh nghiệp cùng lĩnh vực
Mô hình đám mây cộng đồng là giải pháp tạo sự kết nối cho các doanh nghiệp cùng lĩnh vực

2.3. Hình thức sử dụng

Nguyên tắc cơ bản của đám mây cộng đồng là chia sẻ nguồn tài nguyên giữa những người có cùng mối quan tâm, sứ mệnh và quan điểm. Họ sử dụng và chia sẻ tài nguyên một cách chặt chẽ trong môi trường đồng nhất, an toàn.

Việc quản lý cơ sở dữ liệu có thể được thực hiện bởi một bên thứ ba hoặc tổ chức trọng điểm nào đó nhằm giúp mọi thứ an toàn và hiệu quả. Trong đó, chi phí sử dụng được phân chia giữa các người dùng. 

Ví dụ, một nhóm các nhà thầu tham gia vào một dự án đầu tư chứng khoán. Họ cùng tham gia một Community Cloud để chia sẻ các thông tin về thị trường chứng khoán, xu hướng đầu tư,… một cách dễ dàng, an toàn mà vẫn đảm bảo tính riêng tư của mỗi thành viên trong cộng đồng.

2.4. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí tối ưu nhờ việc chia sẻ tài nguyên giữa các thành viên khách hàng
  • Cơ sở hạ tầng ổn định, đồng nhất giúp đảm bảo tính bảo mật và khả năng kiểm soát dữ liệu cao
  • Các thành viên trong cộng đồng có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng, tạo điều kiện cho sự hợp tác linh hoạt giữa các thành viên trong cộng đồng

Nhược điểm:

  • Chi phí tốn kém so với mô hình đám mây cộng đồng (Public Cloud)
  • Mô hình chưa được phổ biến và ít được áp dụng
  • Việc chia sẻ bị giới hạn về mức độ linh hoạt. Khách hàng chỉ có thể chia sẻ dữ liệu theo dung lượng băng thông hoặc dung lượng cố định.

3. Đám mây riêng (Private Cloud)

Đám mây riêng (Private Cloud) được đánh giá là tốn kém chi phí hơn so với 2 mô hình điện toán trên. Song, đây lại là mô hình an toàn và tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin đáng kể. 

3.1. Khái niệm

Đám mây riêng (Private Cloud) là mô hình điện toán đám mây dành riêng cho duy nhất một khách hàng. Mô hình này có tính bảo mật cao và hệ thống tường lửa tiêu chuẩn phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp và tổ chức, nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu. 

3.2. Đối tượng sử dụng

Private Cloud là dạng dịch vụ điện toán đám mây chuyên sử dụng trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này hầu hết đều là những doanh nghiệp đòi hỏi tính bảo mật cao. Họ cần sự kiểm soát tuyệt đối về dữ liệu và không muốn chia sẻ thông tin với bất kỳ tổ chức hoặc đối tác nào khác, ví dụ như ngân hàng, tài chính, y tế,…

Mô hình điện toán đám mây riêng là giải pháp đảm bảo tính bảo mật cao cho nội bộ doanh nghiệp
Mô hình điện toán đám mây riêng là giải pháp đảm bảo tính bảo mật cao cho nội bộ doanh nghiệp

3.3. Hình thức sử dụng

Các Private Cloud được phát triển dành riêng cho từng đối tượng khách hàng. Chúng tồn tại bên trong tường lửa của mỗi doanh nghiệp và được doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

Điều này giúp doanh nghiệp giữ quyền quản lý trực tiếp dữ liệu của mình, không bị chia sẻ ra ngoài, mang lại sự yên tâm tuyệt đối về vấn đề bảo mật. Nhờ thế, doanh nghiệp dễ dàng tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo tính độc lập và quản lý một cách toàn diện hơn. 

Tất nhiên, với mô hình độc lập như vậy, các doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ chi phí cho giải pháp, ứng dụng hay duy trì ứng dụng. Tuy nhiên với dịch vụ được thiết kế với tính bảo mật cao, hệ thống tường lửa tiêu chuẩn thì đây là biện pháp nhằm an toàn cho dữ liệu nhất. 

Đám mây riêng ảo (VPC) là một ví dụ tiêu biểu nhất khi nói đến Private Cloud. Đây là một hệ thống đám mây riêng biệt, giải pháp an toàn cho hoạt động chuyển đổi số hiện nay tại Việt Nam cũng như quốc tế. Hệ thống này đảm bảo tính mật cao, ngăn chặn bất kỳ truy cập không ủy quyền nào vào hệ thống nhờ địa chỉ IP. 

3.4. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Mức độ bảo mật cao, ngăn chặn các đối tượng không ủy quyền từ việc truy cập vào dữ liệu quan trọng của công ty ở mức tối ưu
  • Cho phép khách hàng tùy chỉnh các dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm và hiệu suất sử dụng
  • Có khả năng mở rộng dễ dàng, giúp đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình sử dụng 
  • Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nhờ việc linh hoạt chuyển đổi cơ sở hạ tầng công nghệ theo yêu cầu và tính chất của từng đơn vị trong doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Chi phí triển khai và duy trì Private Cloud thường cao hơn so với Public Cloud, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu
  • Người dùng có thể bị hạn chế trong việc truy cập dữ liệu đối với dữ liệu có tính bảo mật cao. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính linh hoạt của mô hình
  • Private Cloud có thể không đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong một số trường hợp do không tính trước được số lượng

Xem thêm:

4. Điện toán đám mây “lai” (Hybrid Cloud)

Điện toán đám mây lai (Hybrid Cloud) được biết đến là mô hình điện toán đám mây tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại với nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành. 

4.1. Khái niệm

Điện toán đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình điện toán đám mây lai giữa mô hình Public Cloud và Private Cloud. Mô hình lai này kết hợp những ưu điểm giữa hai mô hình trên, cung cấp cho người dùng giải pháp tối ưu nhất khi có thể bảo mật dữ liệu quan trọng, sử dụng nhiều dịch vụ đám mây và không bị hạn chế tài nguyên. 

4.2. Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng mô hình điện toán đám mây lai (Hybrid Cloud) chính là những doanh nghiệp và người dùng có nhu cầu sử dụng đa dạng dịch vụ đám mây mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao. Những doanh nghiệp này mong muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ mà không gây tác động tiêu cực đến các công nghệ khác.

Mô hình điện toán đám mây lại mang đến độ tin cậy và bảo mật cao cho doanh nghiệp
Mô hình điện toán đám mây lại mang đến độ tin cậy và bảo mật cao cho doanh nghiệp

4.3. Hình thức sử dụng

Vì là dịch vụ tổng hợp giữa Public Cloud và Private Cloud nên mô hình điện toán đám mây lai mang lại khả năng triển khai linh hoạt cho người dùng. Người dùng có thể đồng thời sử dụng các tính năng của cả hai hình thức đám mây trên, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng. 

Những tính năng ưu việt có thể kể đến của Hybrid Cloud chính là khả năng bảo mật dữ liệu tối ưu, đa dạng dịch vụ, dễ dàng mở rộng tài nguyên sử dụng,… Trong quá trình triển khai điện toán đám mây lai, doanh nghiệp có khả năng tự mình xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ trách nhiệm quản lý với các nhà cung cấp dịch vụ. 

Ví dụ như Microsoft Office 365 – Một phiên bản nâng cao tích hợp công nghệ điện toán đám mây từ Office truyền thống với hàng loạt ứng dụng văn phòng và công cụ làm việc trực tuyến. Với công cụ này, người dùng có thể lưu trữ nhiều hòm thư trong hệ thống của Microsoft datacenter. Đồng thời, họ cũng có khả năng tích hợp với Exchange Server và sử dụng các hòm thư dành riêng cho họ. Bằng cách kết hợp những phần này lại với nhau, ta có thể tạo ra một hệ thống thông điệp lai – Hybrid Messaging System.

4.4. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Mô hình triển khai giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp có những điều khoản hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên.
  • Các doanh nghiệp dễ dàng tăng cường khả năng mở rộng đối với dữ liệu mà không lo ngại rò rỉ thông tin quan trọng.
  • Sự phân phối dịch vụ qua nhiều mô hình khác nhau mang đến độ tin cậy và bảo mật cao.

Nhược điểm:

  • Chi phí triển khai cao hơn so với các mô hình điện toán đám mây khác, đặt ra thách thức về nguồn lực tài chính.
  • Đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đám mây phải trải dài, khó khăn trong việc quản lý dữ liệu hiệu quả.
  • Đòi hỏi đội ngũ quản lý có năng lực và có kiến thức về quản lý vì mô hình điện toán đám mây lai khá phức tạp

Trên đây là thông tin giải đáp về 4 mô hình điện toán đám mây trên thị trường hiện nay. Những mô hình này đều có ưu, nhược điểm riêng cũng như cách thức vận hành phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp nhất định. Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ mô hình nào, Quý khách nên cân nhắc kỹ dựa trên nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như mức độ cần thiết đối với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp. Tham khảo các giải pháp điện toán đám mây của VNPT hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp tại đây hoặc tại đây để biết thêm thông tin chi tiết. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN