Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Trang chủTin tức - Sự kiệnTriển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp đúng cách sẽ giúp hoạt động ổn định, bảo vệ dữ liệu quan trọng, tối ưu hóa quy trình và sẵn sàng mở rộng trong tương lai. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì để hệ thống mạng hoạt động hiệu quả? oneSME sẽ thông tin chi tiết đến doanh nghiệp trong bài viết này!

Tầm quan trọng của triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp 

Triển khai hệ thống mạng của doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả. Hệ thống mạng mạnh mẽ giúp kết nối các phòng ban, tối ưu hóa quy trình làm việc, bảo mật thông tin, và tăng cường khả năng quản lý. Đặc biệt, với xu hướng số hóa, một hệ thống mạng ổn định và bảo mật sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất và cạnh tranh trên thị trường.

Những lưu ý khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp 

Để quá trình triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp thuận tiện, nhanh chóng, cần lưu ý một số điểm sau:

Xác định nhu cầu và quy mô

Khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp, bạn cần xác định số lượng người dùng, thiết bị cần kết nối, lưu lượng dữ liệu và yêu cầu bảo mật để thiết kế hệ thống phù hợp. Bên cạnh đó bạn còn phải dự đoán được mức độ doanh nghiệp phát triển trong tương lai để chọn giải pháp phù hợp. 

Lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp

Triển khai hệ thống mạng doanh nghiệp cần phải đánh giá các công nghệ mạng hiện có: LAN, WAN, Wi-Fi, VPN. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn thiết bị mạng: Router, Switch, Firewall, Access Point, xem xét tính năng bảo mật và khả năng mở rộng của thiết bị.

Đảm bảo bảo mật mạng khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp

Bạn cần thiết lập các biện pháp bảo mật như tường lửa, mã hóa dữ liệu, và quản lý quyền truy cập để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Đồng thời khi triển khai hệ thống mạng doanh nghiệp, bạn cần xây dựng kế hoạch bảo mật phòng chống tấn công mạng và bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp.

trien khai he thong mang cho doanh nghiep onesme 5
Khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề bảo mật

Tối ưu hóa hiệu suất mạng khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp

Để tối ưu hóa hiệu suất mạng, việc quản lý băng thông hiệu quả là rất quan trọng, giúp duy trì tốc độ và chất lượng dịch vụ ổn định. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công nghệ QoS (Quality of Service) cho phép ưu tiên các ứng dụng quan trọng, đảm bảo chúng hoạt động mượt mà ngay cả khi mạng chịu tải nặng. Sự kết hợp này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu hóa tài nguyên mạng cho doanh nghiệp.

Đảm bảo tính liên tục và khả năng dự phòng khi triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp

Khi triển khai hệ thống mạng của doanh nghiệp, bạn cần xây dựng hệ thống dự phòng (backup) để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục ngay cả khi sự cố xảy ra. Hơn nữa, bạn cũng phải triển khai giải pháp chống sự cố và khắc phục sự cố nhanh chóng. 

Các mô hình mạng doanh nghiệp tối ưu nhất

Mô hình mạng doanh nghiệp là cấu trúc kết nối giữa các thiết bị, máy tính và hệ thống mạng trong một tổ chức, nhằm đảm bảo truyền tải dữ liệu, chia sẻ tài nguyên, và giao tiếp giữa các bộ phận một cách hiệu quả. Dưới đây là một số mô hình mạng doanh nghiệp phổ biến:

Mô hình mạng phân tán

trien khai he thong mang cho doanh nghiep onesme 2
Mô hình mạng doanh nghiệp kiểu phân tán thường có chi phí khá cao

Giải pháp mạng phân tán là kiến trúc hệ thống trong đó các thành phần được phân bố trên nhiều địa điểm hoặc thiết bị, giúp tăng tính sẵn sàng, hiệu suất và khả năng mở rộng. Bằng cách xử lý dữ liệu gần nguồn phát sinh và phân bổ tài nguyên linh hoạt, mạng phân tán giảm độ trễ, tối ưu hóa hiệu suất, và đảm bảo an toàn khi một hoặc nhiều thành phần gặp sự cố. Tuy nhiên giải pháp này có chi phí tương đối cao, đòi hỏi phải có đội ngũ công nghệ thông tin thường trực tại chi nhánh để vận hành hệ thống. 

Mô hình mạng tập trung

trien khai he thong mang cho doanh nghiep onesme 3
Mô hình mạng doanh nghiệp kiểu tập trung thường phụ thuộc vào chất lượng đường truyền Wan.

Giải pháp này không cần sử dụng nhiều thiết bị nên tối ưu được về mặt chi phí. Tất cả các dịch vụ sẽ được Datacenter cung cấp thông qua kết nối mạng WAN chuẩn hóa, với dữ liệu được quản lý tập trung. Tuy nhiên, hiện nay số lượng dịch vụ còn hạn chế, hiệu năng của các ứng dụng còn thấp do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền Wan.

Mô hình mạng “lai”

Giải pháp lai được xem là giải pháp mạng cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Ưu điểm của giải pháp này là hội tụ những thành tựu của giải pháp phân tán và giải pháp tập trung. 

trien khai he thong mang cho doanh nghiep onesme 4
Mô hình mạng “lai” sẽ tận dụng ưu điểm của mô hình mạng phân tán và tập trung

VPN (Mạng riêng ảo)

VPN viết tắt của Virtual Private Network, là công nghệ được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ sử dụng, cho phép người dùng kết nối từ xa đến mạng nội bộ. Giống như mạng WAN, hệ thống VPN có khả năng kết nối nhiều địa điểm và có thể được sử dụng để mở rộng mô hình Intranet, giúp truyền tải dữ liệu hiệu quả hơn. Hiện tại, VNPT cung cấp dịch vụ Mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network), cho phép doanh nghiệp và tổ chức kết nối mạng LAN tại các văn phòng, chi nhánh thành một mạng riêng duy nhất, sử dụng chung hạ tầng của VNPT trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Các dịch vụ mạng riêng ảo VNPT cung cấp gồm:

  • Metronet: Đây là dịch vụ mạng riêng ảo MPLS VPN Layer 2
  • Megawan: Dịch vụ mạng riêng ảo MPLS VPN có dây Layer 3
  • Mạng riêng ảo quốc tế: i-VPN
  • Mạng riêng ảo qua vệ tinh: VSAT-IP

Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) của VNPT mang lại nhiều lợi ích nổi bật. Đầu tiên, dịch vụ này linh hoạt trong việc triển khai, cho phép dễ dàng thay đổi tốc độ và thêm điểm kết nối. Chi phí cũng được tối ưu hóa, thay vì thiết lập kênh vật lý riêng, bạn chỉ cần một kênh vật lý để kết nối với mạng VNPT và sử dụng các kênh ảo, giúp tiết kiệm chi phí. VPN của VNPT hỗ trợ đa ứng dụng như voice, video, web, và mail, và đáp ứng nhiều tốc độ từ 64Kbps đến nhiều Gbps.

Dịch vụ cung cấp các kết nối đa dạng như điểm-điểm (P2P), điểm-đa điểm (P2MP), và đa điểm-đa điểm (MP2MP). VNPT cũng hỗ trợ xây dựng giải pháp mạng tối ưu và cung cấp dịch vụ VPN-layer 3 với sự hỗ trợ định tuyến, hoặc dịch vụ VPN-layer 2 cho phép khách hàng tự quản lý định tuyến và sử dụng nhiều giao thức. Với hơn 20 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ truyền số liệu và sở hữu hạ tầng truyền dẫn mạnh mẽ, VNPT là lựa chọn hàng đầu về các hệ thống mạng doanh nghiệp.  

Xem thêm: Cách sử dụng VPS hiệu quả trên điện thoại và máy tính

Để triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu, lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp, đảm bảo bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất mạng. Việc chọn giải pháp mạng như phân tán, tập trung, “lai”, hoặc VPN sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cụ thể và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.

Để tìm hiểu thêm các sản phẩm, dịch vụ về mạng của VNPT, vui lòng liên hệ hotline hoặc truy cập kênh tư vấn miễn phí oneSME để nhận được hỗ trợ tư vấn giải pháp chi tiết:

Xem thêm:

Khởi nghiệp thành công với gói combo thành lập doanh nghiệp 399k

Gói cước Internet VNPT cho doanh nghiệp mới nhất 2024

________

Website: https://onesme.vn 

Hotline: 1800 1260

Email: onesme@vnpt.vn 

Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn chi tiết cách nộp tờ khai bổ sung trên thuế điện tử

Khai sai thông tin thuế? Bài viết sẽ hướng...

Xử lý thế nào khi ngày ký hóa đơn không trùng ngày lập?

Thông thường ngày lập và ngày ký hoá đơn...

Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Chính phủ điện tử đã và đang trở thành...

Ký nháy là gì? Quy định ký nháy trong doanh nghiệp cần biết

Trong môi trường làm việc và quản lý tài...

RSA là gì? Cách thức hoạt động, ứng dụng trong bảo mật 

RSA là gì? Đây là một trong những thuật...