So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống: Đâu là loại hình tốt hơn?

Trang chủTin tức - Sự kiệnSo sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống: Đâu là loại hình tốt hơn?

Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ký kết hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng truyền thống, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, các đơn vị buộc phải thay đổi và dần thích nghi cách thức làm việc online. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống là khả năng bảo mật tốt hơn, tiện lợi hơn và tối ưu hóa chi phí trong thời đại mới. Cùng so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống qua bài viết để có câu trả lời chi tiết.

1. Điểm giống nhau giữa hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử

Cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là những cách thức giao kết điều khoản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên tham gia. Vì vậy, bản chất của hai loại hợp đồng này có nhiều điểm chung.

  • Giống nhau về ý nghĩa: Cả hợp đồng điện tử và truyền thống đều mang ý nghĩa về sự thỏa thuận, cam kết giữa các bên liên quan đến mua bán, trao đổi, cho tặng… Nội dung của hợp đồng sẽ liên quan đến việc tạo lập, sửa đổi hay chấm dứt về quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau. 
  • Giống nhau về cơ sở pháp lý: Cả hai loại hợp đồng này cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Cụ thể, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều căn cứ vào cơ sở pháp lý đảm bảo đúng theo quy định về hình thức, chủ thể, điều kiện, quy kết, trách nhiệm, giải quyết các vấn đề về tranh chấp… Tìm hiểu thêm về tính pháp lý của hợp đồng điện tử tại đây.
  • Giống nhau về nguyên tắc giao kết: Cả hai loại hợp đồng này đều được thực hiện theo các nguyên tắc giao kết giữa các bên như: thỏa thuận, tự nguyện, thiện trí, trung thực… Đây là những nguyên tắc áp dụng cho mọi loại hợp đồng trong cả lĩnh vực thương mại và dân sự. Xem thêm quy trình giao kết hợp đồng điện tử chi tiết tại đây.
cô gái ngồi đọc sách luật, trên bàn có laptop, cái cân và chiếc búa của thẩm phán
Cả hợp đồng truyền thống và điện tử đều tuân thủ các quy tắc pháp lý

2. Điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Bên cạnh những điểm giống nhau, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có những điểm khác biệt. 

Tiêu chí Hợp đồng truyền thống (HĐ giấy) Hợp đồng điện tử
Độ tiện lợi  Giao dịch trao đổi thông qua phương thức bằng giấy, ký kết chữ ký tay. Các bên tham gia phải gửi tài liệu và gặp mặt trực tiếp để ký kết.  Giao dịch trao đổi thông qua phương thức điện tử, ký kết bằng chữ ký số. Các bên tham gia trao đổi thông qua môi trường internet mà không cần gặp mặt trực tiếp, có tính chất phi biên giới. 
Phạm vi áp dụng Áp dụng trong mọi lĩnh vực, mọi ngành và mọi giao dịch.  Áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực trừ một số giao dịch: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, văn bản thừa kế, giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, hối phiếu và một số giấy tờ khác.
Chủ thể tham gia
  • Có sự tham gia của ít nhất 2 chủ thể giao kết hợp đồng. 
  • Ngoài ra, hợp đồng truyền thống có thể có (hoặc không) các bên có thẩm quyền tham gia chứng thực.  
  • Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể. 
  • Trong đó, ngoài hai bên giao kết hợp đồng, hợp đồng điện tử cần có sự tham gia của bên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba đóng vai trò đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu quả khi giao kết hợp đồng điện tử, không tham gia trực tiếp vào quá trình giao kết.
Độ chính xác Hợp đồng truyền thống đảm bảo tính chính xác căn cứ theo các quy định pháp luật. 
  • Pháp luật công nhận độ chính xác của hợp đồng điện tử nếu hợp đồng được thực hiện theo quy định, đảm bảo điều kiện về: tính toàn vẹn của thông tin và khả năng truy cập, sử dụng được. (Theo Khoản 1, Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
  • Các cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được pháp luật công nhận để đảm bảo hợp đồng đảm bảo tính chính xác, không thể giả mạo và không thể phủ nhận. 
Khả năng bảo mật
  • Hợp đồng truyền thống đảm bảo tính bảo mật khi được lưu trữ, kiểm soát tốt. 
  • Tuy nhiên, do hợp đồng truyền thống ở dạng vật lý nên vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề về mất cắp, thất lạc, làm giả, tự động sửa đổi khi chưa có sự đồng ý của cả hai bên đối tác… ảnh hưởng đến khả năng bảo mật. 
  • Hợp đồng điện tử được kiểm soát bởi công nghệ hiện đại mang đến tính bảo mật cao. Loại hợp đồng này chỉ được mở bởi người có khóa và mật mã. Hợp đồng điện tử không thể làm giả, sửa đổi khi không có sự đồng ý của các bên tham gia. 
  • Đồng thời, phân quyền quản trị ở hợp đồng điện tử cũng đảm bảo về tính năng bảo mật, chống tấn công và mất dữ liệu. 
Khả năng lưu trữ
  • Hợp đồng truyền thống đã ký kết được lưu trữ tại các tủ hồ sơ, yêu cầu về diện tích không gian. 
  • Trong quá trình lưu trữ, hợp đồng truyền thống có nguy cơ gặp các rủi ro: cháy, mất, hỏng, côn trùng gặm nhấm… 
  • Hợp đồng điện tử được lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây, không tốn diện tích không gian. 
  • Việc lưu trữ bằng công nghệ đám mây giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro cháy, mất, hỏng, thất lạc tài liệu… 
Khả năng tra cứu Mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và tra cứu.  Dễ dàng tra cứu, nhanh chóng và thuận tiện hơn. 
Chi phí ước tính
  • Chi phí in ấn: Trung bình 1.000 – 2.000 đồng/trang hồ sơ. Như vậy, nếu doanh nghiệp cần giao kết các tài liệu, hợp đồng dài lên tới hàng nghìn trang sẽ chi trả chi phí in ấn hàng triệu đồng.
  • Chi phí vận chuyển: Trung bình 25.000 – 60.000 đồng/lần gửi tài liệu.
  • Chi phí lưu trữ: Khó có một con số chính xác. Ước tính khoảng vài nghìn đồng.
  • Chi phí quản lý: Chi phí dành cho người quản lý tài liệu liên quan đến thống kê, tìm kiếm, quản lý… Mức chi phí này khoảng từ 4-6 triệu đồng/tháng. 

Như vậy, chi phí sử dụng hợp đồng truyền thống ước tính từ 2 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/tháng tùy theo quy mô doanh nghiệp và nhu cầu giao kết hợp đồng.

  • Chi phí in ấn: Không
  • Chi phí vận chuyển: Không
  • Chi phí lưu trữ: Không
  • Chi phí quản lý: Không

Người dùng hợp đồng điện tử chỉ cần sử dụng dịch vụ của bên cung cấp thứ 3 với chi phí chỉ khoảng 3.500 đồng/hợp đồng, chi phí lưu trữ khoảng 3.000 đồng/GB/tháng. 

so sánh hợp đồng truyền thống và VNPT eContract
So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống sẽ nhận thấy nhiều điểm khác biệt

Thông qua bảng so sánh trên, có thể thấy cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, tiêu biểu là:

Hợp đồng truyền thống

  • Ưu điểm: Hợp đồng truyền thống đảm bảo về giá trị pháp lý cao, áp dụng ở mọi lĩnh vực và không cần sự tham gia của bên thứ 3. 
  • Nhược điểm: Hợp đồng truyền thống tồn tại nhiều yếu điểm về độ tiện lợi khi các bên ký kết phải mất thời gian để gửi tài liệu hoặc gặp mặt ký kết. Ngoài ra, loại hợp đồng này cũng gặp một số rủi ro nhất định về khả năng bảo mật, khó khăn trong quá trình quản lý và lưu trữ. 

Hợp đồng điện tử

  • Ưu điểm: Hợp đồng điện tử được đánh giá cao về sự tiện lợi khi các bên ký kết có thể giao kết ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, nhờ công nghệ hiện đại giúp loại hợp đồng này tăng tính bảo mật, không thể giả mạo và phủ nhận. Người dùng hợp đồng điện tử cũng tiết kiệm chi phí hơn cho việc sử dụng và lưu trữ. Hợp đồng điện tử cũng được đánh giá dễ dàng hơn trong quá trình quản lý và tra cứu. 
  • Nhược điểm: Hợp đồng điện tử là một hình thức hợp đồng mới nên vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Tiêu biểu là phạm vi áp dụng vẫn còn giới hạn. Đồng thời do đặc điểm tính chất giao dịch nên cần có sự tham gia của bên thứ 3. Do đó, khi lựa chọn loại hợp đồng này, người dùng cần đặc biệt chú ý việc lựa chọn bên thứ 3 (nhà cung cấp dịch vụ) đảm bảo sự uy tín để an toàn trong quá trình giao kết. 

>> Tìm hiểu chi tiết thêm về những ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng điện tử đối với doanh nghiệp

Có thể thấy, mỗi loại hợp đồng đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu như hợp đồng giấy xuất hiện những yếu điểm về chi phí, thủ tục, sự tiện lợi hay khó khăn trong quản lý và lưu trữ thì hợp đồng điện tử khắc phục được những vấn đề này. 

3. Nên chọn hợp đồng điện tử hay hợp đồng truyền thống?

Khi so sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống, chúng ta sẽ nhận thấy nhiều điểm khác biệt. Cụ thể, hợp đồng điện tử được đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều điểm ưu việt, loại bỏ những hạn chế của hợp đồng truyền thống, đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn loại hợp đồng này.

hình ảnh mô phỏng sử dụng công nghệ trong công việc
Hợp đồng điện tử ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Lựa chọn hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp: 

  • Tiết kiệm thời gian hơn thay vì phải gửi hồ sơ/tài liệu/hợp đồng, chờ đợi ký kết hay thời gian di chuyển để gặp mặt trực tiếp. 
  • Tiết kiệm hơn nhờ giảm các khoản chi phí liên quan đến in ấn, đi lại, lưu trữ. Thông qua đó, giúp doanh nghiệp tối ưu hơn các khoản chi phí. 
  • Dễ dàng lưu trữ hơn thông qua công nghệ đám mây, việc lưu trữ cũng đảm bảo an toàn hơn. 
  • Dễ dàng ký kết hợp đồng cũng như tìm kiếm đối tác. Bởi rất nhiều doanh nghiệp hiện đại đã nhìn ra tiềm năng và vai trò của hợp đồng điện tử, lựa chọn chúng cho các giao dịch tương lai. 
  • An toàn và thuận tiện hơn nhờ các chính sách, quy định nghiêm ngặt. 
  • Giao dịch ký hợp đồng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Như vậy, so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống chúng ta sẽ thấy rõ những điểm khác biệt, lý do để dự đoán hợp đồng điện tử là xu hướng tất yếu trong tương lai. Hiểu được vấn đề này, VNPT cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử VNPT eContract – giải pháp hỗ trợ cá nhân/doanh nghiệp ứng dụng ký số khi thực hiện ký kết hợp đồng điện tử. 

Thông qua VNPT eContract giúp doanh nghiệp hướng tới công nghệ 4.0, tăng tính cạnh tranh và bứt phá trên thị trường không ngừng thay đổi. Hãy lựa chọn hợp đồng điện tử VNPT eContract để trải nghiệm dịch vụ tiên tiến, ký số hiện đại.

Để được biết thêm thông tin chi tiết về hợp đồng điện tử VNPT eContract hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan, quý khách vui lòng liên hệ theo một trong những cách thức dưới đây: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn chi tiết cách nộp tờ khai bổ sung trên thuế điện tử

Khai sai thông tin thuế? Bài viết sẽ hướng...

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp đúng...

Xử lý thế nào khi ngày ký hóa đơn không trùng ngày lập?

Thông thường ngày lập và ngày ký hoá đơn...

Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Chính phủ điện tử đã và đang trở thành...