[Giải đáp] Trong điện toán đám mây IaaS có nghĩa là gì?

Trang chủSản phẩm Trong điện toán đám mây IaaS có nghĩa là gì?

Trong điện toán đám mây IaaS có nghĩa là gì? IaaS (Infrastructure as a service) là dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tài nguyên điện toán ảo hóa qua internet.

IaaS là một trong ba loại dịch vụ điện toán đám mây chính, cùng với SaaS – dịch vụ phần mềm và nền tảng như một PaaS – dịch vụ nền tảng. Vậy IaaS có những tính năng và lợi ích nào? Khi nào nên sử dụng IaaS? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. IaaS – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ

IaaS – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ là mô hình dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tài nguyên điện toán ảo hóa qua internet. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ quản lý cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin như tài nguyên lưu trữ, mạng, máy chủ, ảo hóa và phân phối chúng thông internet. 

Dịch vụ này cho phép người dùng không cần duy trì trung tâm dữ liệu tại chỗ, từ đó giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu chi phí và tăng hiệu suất công việc. Hiện nay, IaaS ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

IaaS là mô hình điện toán đám mây cung cấp các tài nguyên công nghệ thông tin thông qua Internet được sử dụng phổ biến hiện nay
IaaS là mô hình điện toán đám mây cung cấp các tài nguyên công nghệ thông tin thông qua Internet được sử dụng phổ biến hiện nay

2. Tính năng nổi bật của IaaS

IaaS đang ngày càng phát triển và phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại ngày nay. Các tính năng nổi bật của IaaS phải kể đến như:

  • Dễ dàng phát triển mà không cần môi trường riêng biệt, giúp đảm bảo tính linh hoạt và dễ dàng trong việc sử dụng và mở rộng về sau.
  • Cho phép người dùng mở rộng nguồn tài nguyên máy chủ linh hoạt theo nhu cầu, trong đó bao gồm số lượng các máy chủ và tính năng đi kèm. Qua đó tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
  • Người dùng có thể tự chọn các thông số kỹ thuật phần cứng và hệ điều hành linh hoạt dựa trên nhu cầu sử dụng thông qua hệ thống mạng. Điều này giúp tạo sự thuận lợi và chủ động hơn trong việc cài đặt và sử dụng phần cứng.
  • Giảm thiểu tối đa các sự cố phát sinh trong phần cứng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nâng cấp, sửa chữa tối ưu.
IaaS có nhiều tính năng nổi bật mang đến sự linh hoạt và thuận tiện khi sử dụng cho người dùng
IaaS có nhiều tính năng nổi bật mang đến sự linh hoạt và thuận tiện khi sử dụng cho người dùng

3. Lợi ích khi sử dụng IaaS

IaaS mang đến cho người dùng/doanh nghiệp nhiều lợi ích về nhiều mặt như tính linh hoạt, chi phí, bảo mật,…. Cụ thể như sau:

3.1. Người dùng có quyền kiểm soát và tùy chỉnh cao nhất

Với mô hình IaaS, người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát và tùy chỉnh các tài nguyên cần thiết để triển khai nền tảng, xây dựng và phát triển các phần mềm/ứng dụng theo nhu cầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp/người dùng chủ động hơn trong quá trình vận hành, phát triển, sao lưu, nâng cấp,… đáp ứng tốt mọi yêu cầu trong quá trình sử dụng dịch vụ.

3.2. Mở rộng quy mô dễ dàng và nhanh chóng

Các nhà cung cấp dịch vụ IaaS thường có máy chủ, lưu trữ và công nghệ mạng mạnh mẽ và phát triển nhất nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Qua đó, người dùng có thể dễ dàng tăng giảm, mở rộng hay thu hẹp quy mô điện toán đám mây bất cứ lúc nào theo ý muốn, đảm bảo sự linh hoạt và tính chủ động, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian nâng cấp cơ sở hạ tầng tối ưu.

IaaS cho phép người dùng mở rộng quy mô dễ dàng và nhanh chóng theo nhu cầu
IaaS cho phép người dùng mở rộng quy mô dễ dàng và nhanh chóng theo nhu cầu

3.3. Mức độ linh hoạt cao

So với những mô hình điện toán đám mây khác thì IaaS có khả năng tùy chỉnh cao nhất. Chính vì thế, khi dùng mô hình IaaS, tính linh hoạt sẽ luôn được đề cao.

Điều này giúp người dùng có thể cài đặt bất kỳ hệ điều hành nào, dễ dàng kiểm soát các tài nguyên khác như bộ nhớ, RAM, CPU hoặc loại ổ đĩa sao cho phù hợp với nhu cầu.

3.4. Có khả năng khắc phục thảm họa

Một trong những lợi ích nổi bật không thể bỏ qua của IaaS là khả năng khắc phục thảm họa. Theo đó, IaaS sẽ được thiết kế sẵn những biện pháp sao lưu dự phòng, khôi phục cơ sở dữ liệu kết hợp cùng hạ tầng khắc phục thảm họa, đảm bảo luôn sẵn sàng trước những tính huống xấu nhất.

Điều này giúp làm giảm nguy cơ mất/hỏng dữ liệu, tránh làm gián đoạn công việc do các yếu tố bất khả kháng gây ra như: mất điện cục bộ, các cuộc tấn công mạng, thiên tai,…. Qua đó, đảm bảo an toàn dữ liệu và sự thông suốt trong quá trình vận hành, sử dụng cho người dùng/doanh nghiệp.

3.5. Thanh toán chi phí dựa trên nhu cầu sử dụng

Với khả năng mở rộng và thu hẹp quy mô sử dụng linh hoạt thì IaaS cho phép doanh nghiệp thanh toán chi phí dựa trên lượng tài nguyên đã sử dụng. Đây là ưu điểm nổi bật của IaaS, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, cân bằng mức vốn đầu tư hàng tháng và phân phối chi phí phù hợp hơn cho những phần khác.

3.6. Tăng cường bảo mật tốt

Bảo mật luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu được các doanh nghiệp/người dùng chú trọng khi sử dụng dịch vụ. Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ IaaS đều đã đầu tư mạnh mẽ vào các biện pháp bảo mật chuyên sâu như (mã hóa đầu cuối, mã hóa dữ liệu, tường lửa,…) cho cơ sở hạ tầng thông tin.

Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho đám mây ảo của khách hàng trong nhiều trường hợp như hỏng máy chủ, tin tặc tấn công,… Nhờ đó, các dữ liệu được bảo mật tốt hơn, người dùng cũng có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.

IaaS sử dụng những biện pháp bảo mật chuyên sâu giúp đảm bảo an toàn cho đám mây ảo của khách hàng
IaaS sử dụng những biện pháp bảo mật chuyên sâu giúp đảm bảo an toàn cho đám mây ảo của khách hàng

4. Cách hoạt động của mô hình IaaS

Trong điện toán đám mây IaaS có nghĩa là gì? Về cơ bản, mô hình IaaS sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc ảo hóa. Cụ thể như sau:

  • Các đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ cung cấp các thành phần cơ sở hạ tầng theo mô hình truyền thống on-premises data center bao gồm: Máy chủ, phần cứng lưu trữ và mạng. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ cung cấp thêm các tiện ích dịch vụ đi kèm như theo dõi nhật ký hoạt động, giám sát và bảo mật, cân bằng tải & phân cụm, sao lưu & phục hồi,….
  • Người dùng chọn cấu hình và loại dịch vụ theo nhu cầu sử dụng, sau đó nhà cung cấp sẽ tự động tạo ra các tài nguyên điện toán ảo hóa dựa trên nhu cầu của khách hàng. 
  • Người dùng có thể xem lại bản ghi hệ thống, giám sát hiệu năng, triển khai các biện pháp bảo mật trên đám mây ảo của mình, sao lưu dữ liệu và cân bằng tải,….

5. Các loại tài nguyên của mô hình IaaS

Mô hình IaaS sẽ gồm 3 loại tài nguyên chính là điện toán, lưu trữ và kết nối mạng. Cụ thể:

5.1. Điện toán

Tài nguyên điện toán đám mây bao gồm các yếu tố sau:

  • Bộ xử lý trung tâm (CPU)
  • Bộ xử lý đồ họa (GPU)
  • Bộ nhớ trong (RAM)

Người dùng có thể yêu cầu các tài nguyên điện toán dưới dạng máy ảo hoặc đám mây. Công suất của các tài nguyên điện toán sẽ được cung cấp dựa theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Sau khi có tài nguyên điện toán, người dùng có thể thực hiện các tác vụ ngay trên mô hình IaaS của mình.

5.2. Lưu trữ

Với tài nguyên lưu trữ, mô hình IaaS sẽ cung cấp 3 loại lưu trữ dữ liệu gồm:

  • Lưu trữ khối, cho phép lưu trữ dữ liệu trong các khối như SSD hoặc ổ cứng.
  • Lưu trữ tệp, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng tệp.
  • Lưu trữ đối tượng, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng đối tượng.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chọn loại lưu trữ phù hợp nhất.

5.3. Kết nối mạng

IaaS cung cấp các tài nguyên kết nội mạng gồm:

  • Bộ định tuyến
  • Bộ chuyển mạch
  • Bộ cân bằng tải

Theo đó, mô hình IaaS sẽ hoạt động thông qua việc ảo hóa kết nối mạng của những thiết bị này trong phần mềm.

Mô hình IaaS cung cấp tài nguyên đa dạng giúp đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của người dùng
Mô hình IaaS cung cấp tài nguyên đa dạng giúp đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của người dùng

6. Những trường hợp cần triển khai IaaS

Với những ưu điểm và tính năng nổi bật, IaaS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp nên triển khai mô hình IaaS trong các trường hợp sau:

6.1. Lưu trữ, sao lưu và khôi phục

  • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp muốn lưu trữ, sao lưu và khôi phục dữ liệu
  • Lợi ích: Giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch và quản lý hệ thống sao lưu, phục hồi dữ liệu của doanh nghiệp. Giúp tối ưu chi phí quản lý, nhân sự, phí đầu từ cơ sở hạ tầng và phù hợp với nhiều quy mô quản lý khác nhau.

6.2. Thử nghiệm và phát triển

  • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp muốn thử nghiệm và phát triển các ứng dụng phần mềm mới trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
  • Lợi ích: Dễ dàng thử nghiệm và phát triển các ứng dụng mới trong môi trường chuyên nghiệp, giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp hiệu quả.

6.3. Lưu trữ Website

    • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp cần không gian để lưu trữ website 
  • Lợi ích: Quá trình lưu trữ website đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí tốt hơn so với hình thức lưu trữ truyền thống do hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn từ mô hình IaaS.

6.4. Ứng dụng web

    • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp cần có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các ứng dụng web
  • Lợi ích: Được cung cấp sẵn các thành phần như máy chủ lưu trữ, ứng dụng, máy chủ web, tài nguyên mạng,… để phục vụ quá trình ứng dụng web. Doanh nghiệp có thể triển khai ứng dụng web ngay trên hạ tầng của mô hình IaaS dễ dàng và linh hoạt mở rộng quy mô theo nhu cầu.

6.5. Ứng dụng trong máy tính hiệu năng cao HPC

    • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp cần ứng dụng thử trong máy tính hiệu năng cao HPC.
  • Lợi ích: Tận dụng tài nguyên máy tính HPC trong mô hình IaaS để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp với hàng triệu biến số và phép tính mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả.

6.6. Phân tích Big Data

    • Trường hợp sử dụng: Doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu lớn
  • Lợi ích: Cung cấp môi trường xử lý dữ liệu khổng lồ mạnh mẽ, hiệu quả mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí vào cơ sở hạ tầng, từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí và phân phối cho các hạng mục khác một cách hợp lý.
Doanh nghiệp nên triển khai IaaS khi cần lưu trữ và phân tích dữ liệu hay thử nghiệm những ứng dụng mới
Doanh nghiệp nên triển khai IaaS khi cần lưu trữ và phân tích dữ liệu hay thử nghiệm những ứng dụng mới

Tham khảo các dịch vụ hiện nay:

7. Cách triển khai IaaS hiệu quả

Biết cách triển khai IaaS sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn tài nguyên hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí. Để triển khai IaaS tốt bạn cần thực hiện theo 4 bước sau:

7.1. Bước 1: Xác định được yêu cầu

Trước khi tiến hành triển khai mô hình IaaS, doanh nghiệp cần xác định rõ yêu cầu với mô hình này và cơ sở hạ tầng gồm những gì. Các yếu tố bạn cần quan tâm bao gồm: Máy chủ, hệ thống, phần cứng, phần mềm, lưu trữ dữ liệu, bảo mật, an toàn thông tin, internet,…

7.2. Bước 2: Lựa chọn nhân sự phù hợp

Nếu chưa có kiến thức và kinh nghiệm triển khai mô hình IaaS thì doanh nghiệp cần lựa chọn đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp cho riêng mình. Đội ngũ này sẽ có trách nhiệm dẫn dắt, triển khai và xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến mô hình IaaS. Nhân sự được lựa chọn phải có đầy đủ kiến thức và khả năng sử dụng, triển khai IaaS để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng.

7.3. Bước 3: Chọn nhà cung cấp 

Sau khi đã định hình được các yêu cầu cho mô hình IaaS và có đội ngũ chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Tùy từng nhà cung cấp sẽ có những gói dịch vụ và lợi ích đi kèm khác nhau. Doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu sử dụng, mức độ uy tín, khả năng xử lý vấn đề của nhà cung cấp để lựa chọn cho phù hợp nhất.

7.4. Bước 4: Sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin mới

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai và sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ IaaS. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng, chuyển dữ liệu cụ thể để đảm bảo hiệu quả, không bị gián đoạn và dễ dàng theo dõi, giám sát trong suốt quá trình.

Doanh nghiệp cần xác định rõ yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ nhân sự và có kế hoạch cụ thể trước khi triển khai sử dụng mô hình IaaS
Doanh nghiệp cần xác định rõ yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ nhân sự và có kế hoạch cụ thể trước khi triển khai sử dụng mô hình IaaS

8. Các lưu ý quan trọng khi triển khai IaaS

Khi triển khai IaaS, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Kết nối Internet: Đảm bảo đường truyền internet ổn định, mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu truy cập đám mây.
  • Xem xét tác động của các tùy chọn: Doanh nghiệp cần xem xét các tác động từ các tùy chọn như máy chủ, CPU, máy ảo và bộ nhớ,… để đảm bảo đúng yêu cầu và phục vụ tốt cho việc triển khai IaaS.
  • Vấn đề bảo mật: Chú ý đến các biện pháp bảo mật từ nhà cung cấp như khả năng mã hóa dữ liệu, khả năng xử lý trước tin tặc, tường lửa,… Biện pháp bảo mật càng cao sẽ càng giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp tốt.
  • Phục hồi sau thảm họa: Cần có biện pháp khắc phục sau thảm họa để đảm bảo an toàn dữ liệu như sao lưu dự phòng, khôi phục dữ liệu,… 
  • Kích thước của máy chủ: Chú ý kích thước máy chủ, số lượng CPU và máy ảo có thể cài đặt trên máy chủ, bộ nhớ,… Cần đảm bảo mọi yếu tố phù hợp với nhu cầu sử dụng và khai thác IaaS của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
  • Thông lượng trên mạng: Cần chú ý đến các yếu tố như tốc độ giao tiếp giữa các máy ảo, trung tâm dữ liệu, bộ nhớ và Internet. Điều này sẽ giúp quá trình triển khai IaaS nhanh chóng, không bị ảnh hưởng hay gián đoạn.
  • Khả năng quản lý chung: Cần nắm rõ các thành phần nào cần phải quản lý, cách quản lý thế nào, những tài nguyên nào đã sử dụng, còn bao nhiêu tài nguyên khả dụng,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể triển khai và phân phối tài nguyên phù hợp.

9. So sánh IaaS với PaaS và SaaS

Về cơ bản, IaaS, PaaS và SaaS là 3 mô hình dịch vụ đám mây chính hiện nay. Trong đó:

  • IaaS là phương tiện cung cấp cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ. Người dùng sẽ trả phí cho nhà cung cấp để nhận các tài nguyên điện toán, internet và lưu trữ theo yêu cầu. 
  • PaaS là dịch vụ cung cấp các nền tảng dựa trên cloud để phát triển, vận hành và quản lý ứng dụng. Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và duy trì phần mềm, phần cứng, hệ điều hành, bộ nhớ, cơ sở dữ liệu, công cụ phát triển và bảo mật. Người sử dụng PaaS có thể truy cập vào hệ thống thông qua GUI.
  • SaaS là các ứng dụng đã được lưu trữ sẵn trên nền tảng đám mây và sẵn sàng được sử dụng. Người sử dụng có thể truy cập SaaS thông qua một số ứng dụng hay trình duyệt như Email, Box, DropBox,…

Đây là 3 mô hình dịch vụ đám mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, 3 mô hình này có sự khác biệt như sau:

Cơ sở IaaS PaaS SaaS
Tên viết tắt của Infrastructure as a service – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ Platform-as-a-Service – Nền tảng dưới dạng dịch vụ Software as a Service – Phần mềm dưới dạng dịch vụ
Đối tượng sử dụng Các kiến ​trúc sư mạng​ Các nhà phát triển Người dùng cuối
Cấp quyền Cho phép truy cập vào các tài nguyên như máy ảo, bộ nhớ ảo,… Cho phép truy cập vào môi trường để phát triển ứng dụng Cho phép người dùng cuối truy cập 
Mô hình Là mô hình dịch vụ cung cấp tài nguyên máy tính ảo hóa qua internet Là mô hình điện toán đám mây cung cấp các công cụ hỗ trợ phát triển ứng dụng Là mô hình dịch vụ đám mây lưu trữ phần mềm để cung cấp cho khách hàng
Hiểu biết về kỹ thuật Đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật Cần một số kiến ​thức để thiết lập cơ bản​ Không yêu cầu người dùng có kỹ thuật mà do nhà cung cấp xử lý
Mức phổ biến Phổ biến với các nhà phát triển và nghiên cứu Phổ biến đối với các nhà phát triển ứng dụng​ Phổ biến với người dùng và các công ty
Dịch vụ điện toán đám mây điển hình Amazon Web Services,  vCloud Express Facebook, và công cụ tìm kiếm Google MS Office web, Facebook và Google Apps
Kiểm soát người dùng Dữ liệu hệ điều hành, thời gian chạy, phần mềm trung gian, ứng dụng Dữ liệu ứng dụng Không

Có thể thấy, cả 3 dịch vụ trên đều là điện toán đám mây nhưng lại hướng đến những đối tượng sử dụng khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ nào bạn nên tìm hiểu kỹ dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của mình để chọn dịch vụ phù hợp nhất.

Xem chi tiết: Phân biệt PaaS và SaaS – Mô hình nào có lợi hơn cho doanh nghiệp?

10. VNPT Cloud – Đơn vị cung cấp Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ uy tín

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện cung cấp dịch vụ VNPT Cloud với chất lượng vượt trội. Đây là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo trên môi trường Internet dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có nhu sử dụng dịch vụ số và chuyển đổi số đều có thể sử dụng dịch vụ.

Khách hàng khi sử dụng VNPT Cloud sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Được lựa chọn gói dịch vụ theo tài nguyên và thời gian sử dụng, giúp tối ưu chi phí và sử dụng hiệu quả.
  • Người dùng có thể quản trị hệ thống linh hoạt, tự khởi tạo và thay đổi cấu hình máy ảo dễ dàng, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu với hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network), dữ liệu vẫn luôn được bảo toàn dù hệ thống gặp sự cố.
  • Tính bảo mật và an toàn được nâng cao thông qua những công nghệ hàng đầu.
  • Dịch vụ được triển khai trên hạ tầng Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn cao của VNPT.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, luôn hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp xử lý vấn đề nhanh chóng.
VNPT Cloud giúp mang đến nhiều trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
VNPT Cloud giúp mang đến nhiều trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Với những ưu điểm trên, VNPT tự tin có thể mang đến chất lượng dịch vụ hàng đầu cho mọi khách hàng. Để được hỗ trợ thêm thông tin về dịch vụ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN