Cloud native là gì? 5+ Nguyên tắc hoạt động và dịch vụ của Cloud native

Trang chủSản phẩmCloud native là gì? 5+ Nguyên tắc hoạt động và dịch vụ của Cloud native

Được đánh giá là một xu hướng công nghệ quan trọng của tương lai, Cloud native đang dần chiếm được sự quan tâm từ đông đảo các doanh nghiệp trên thế giới. Để biết chính xác Cloud native là gì cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ này, bạn đọc vui lòng tham khảo ngay các thông tin được đề cập trong bài viết bên dưới.

1. Cloud native là gì?

Theo CNCF – Tổ chức Cloud Native Computing Foundation, Cloud native là khái niệm nhằm chỉ: “Các hệ thống phân tán có khả năng mở rộng quy mô lên đến hàng chục nghìn node của khách hàng (multi-tenant) và có khả năng tự phục hồi (self-healing).” 

Nói một cách dễ hiểu hơn, Cloud native sẽ sử dụng các phần nguồn mở để chạy các ứng dụng được đóng gói từng phần theo từng container riêng. Nền tảng sẽ sắp xếp lên lịch cho mỗi phần và cho phép quản lý chủ động để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tuân thủ định hướng microservices, giúp nâng cao sự linh hoạt cũng như khả năng bảo trì tổng thể của ứng dụng.

Thông thường, Cloud native cho phép thiết lập và vận hành ứng dụng có thể mở rộng trên public cloud, private cloud hoặc hybrid cloud.

Sở hữu nhiều lợi thế nổi bật, Cloud native được nhận định là một xu hướng mới có thể thúc đẩy sự nhạy bén trong môi trường công nghệ số và đang dần trở thành lựa chọn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu cải thiện vị thế của đơn vị trên các nền tảng trực tuyến.

Cloud native là một xu hướng công nghệ mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động doanh nghiệp trên môi trường số
Cloud native là một xu hướng công nghệ mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động doanh nghiệp trên môi trường số

Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ VNPT Cloud: Thông tin và bảng giá từng hạ tầng CẬP NHẬT mới nhất

2. 5+ Nguyên tắc hoạt động của Cloud native

Cloud native hoạt động tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

2.1. Thiết kế để tự động hóa – Design for automation

Kiến trúc của Cloud native được thiết kế các quy trình tự động có khả năng sửa chữa, mở rộng quy mô và thực hiện triển khai hệ thống nhanh chóng so với năng lực thông thường của con người. Hiện tại, các lĩnh vực đang lựa chọn ứng dụng tự động hóa trên nền tảng Cloud có thể kể đến như:

  • Thiết lập và cập nhật cơ sở hạ tầng
  • Hệ thống thực hiện tích hợp hoặc phân phối liên tục
  • Hệ thống có nhu cầu tăng và giảm quy mô
  • Hệ thống yêu cầu giám sát và phục hồi tự động
Kiến trúc của Cloud native được thiết kế để tự động hóa
Kiến trúc của Cloud native được thiết kế để tự động hóa

2.2. Hiểu rõ trạng thái  – Be smart with state

Người dùng nên có chủ ý kiến trúc hệ thống để xác định được thời điểm và cách thức cũng như hiểu rõ trạng thái lưu trữ và thiết kế các thành phần không trạng thái ở vị trí linh hoạt.

Với ưu thế đặc thù, thành phần không trạng thái có thể cho phép người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác:

  • Thay đổi tỷ lệ: có thể tạo thêm các bản sao để tăng tỷ lệ hoặc chấm dứt các phiên bản sau khi hoàn thành nhiệm vụ hiện tại để giảm tỷ lệ.
  • Sửa chữa: với các thành phần không trạng thái bị lỗi, người dùng có thể sửa chữa đơn giản bằng cách chấm dứt nó và thực hiện thay thế.
  • Quay lui: có thể dễ dàng quay lui các thành phần không trạng thái khi triển khai không tốt bằng cách chấm dứt chúng và khởi chạy phiên bản thay thế.
  • Cân bằng tải: thành phần không trạng thái cho phép mọi phiên bản có thể xử lý bất cứ yêu cầu nào nên việc cân bằng tải cũng đơn giản hơn hẳn so với thành phần có trạng thái.
Thiết lập kiến trúc nền tảng cần có chủ đích để người dùng có thể hiểu rõ trạng thái lưu trữ của hệ thống
Thiết lập kiến trúc nền tảng cần có chủ đích để người dùng có thể hiểu rõ trạng thái lưu trữ của hệ thống

2.3.  Ưu tiên các dịch vụ được quản lý – Favor managed services

Hầu hết các nhà cung cấp Cloud đều có bộ dịch vụ được quản lý phong phú, bao gồm tất các chức năng hỗ trợ việc quản lý cơ sở hạ tầng hoặc các phần mềm phụ trợ.

Mặc dù có một số e ngại về nguy cơ “bị khóa” khi sử dụng dịch vụ, song nhìn chung chúng có thể mang đến nhiều tác động tích cực nổi trội hơn, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động.

Hiện tại, có 3 nhóm dịch vụ được quản lý mà bạn nên cân nhắc ưu tiên khi thiết lập kiến trúc hệ thống Cloud native đó là:

  • Nhóm các dịch vụ nguồn mở được quản lý hoặc tương thích với nguồn mở.
  • Nhóm các dịch vụ được quản lý với mức chi phí tiết kiệm cao.
  • Những vấn đề khác được thiết lập dựa trên từng trường hợp cụ thể phù hợp yêu cầu về chiến lược, ngân sách,… của đơn vị.  
Cân nhắc thiết lập ưu tiên các dịch vụ được quản lý giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức
Cân nhắc thiết lập ưu tiên các dịch vụ được quản lý giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức

2.4. Thực hành phòng thủ chuyên sâu – Practice defense in depth

Cloud native là kiến trúc có nguồn gốc từ nền tảng trực tuyến nên trong thiết lập cần đảm bảo nguyên tắc chủ động đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Thông thường, người dùng có thể thực hiện phòng thủ chuyên sâu bằng cách áp dụng xác thực giữa từng thành phần và giảm mức độ tin cậy giữa chúng, bao gồm cả các thành phần nội bộ.

Thực hành phòng thủ chuyên sâu giúp hệ thống chủ động đối phó với các nguy cơ tấn công từ bên ngoài
Thực hành phòng thủ chuyên sâu giúp hệ thống chủ động đối phó với các nguy cơ tấn công từ bên ngoài

2.5. Kiểm tra kiến trúc thường xuyên – Always be architecting

Các hệ thống hoạt động trên nền tảng Cloud không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Điều đó đòi hỏi hệ thống phải liên tục được kiểm tra để có thể chủ động tinh chỉnh, đơn giản hóa và cải thiện, nâng cấp kiến trúc kịp thời khi xuất hiện các thay đổi trong yêu cầu của doanh nghiệp, bối cảnh CNTT hay năng lực của đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây.

Kiến trúc Cloud native cần được kiểm tra thường xuyên để kịp thời tinh chỉnh, nâng cấp khi cần thiết
Kiến trúc Cloud native cần được kiểm tra thường xuyên để kịp thời tinh chỉnh, nâng cấp khi cần thiết

3. 5+ Dịch vụ hoạt động trên Cloud native

Hiện tại, các dịch vụ đang hoạt động trên hệ thống Cloud native gồm có:

3.1. Đăng ký – Container Register

Đây là dịch vụ đăng ký Docker được Oracle quản lý theo các tiêu chuẩn, cho phép lưu trữ và chia sẻ hình ảnh container an toàn. Việc kéo, đẩy hình ảnh Docker có thể thực hiện dễ dàng thông qua các giao diện dòng lệnh Docker CLI và API.

3.2. Thông báo – Notifications

Là một dịch vụ Publish/Subscribe với Lantasi thấp, khả năng ứng dụng cao, cho phép gửi các cảnh báo và tin nhắn thông qua email, SMS,…

3.3. Phát trực tuyến – Streaming

Dịch vụ Streaming trên Cloud native được sử dụng rộng rãi bởi khả năng tương thích hoàn hảo với các API Kafka mã nguồn mở, cho phép nhập, lưu trữ và thực hiện xử lý dữ liệu phát trực tuyến trên quy mô lớn thuận tiện, dễ dàng.  

3.4. Điều phối – Container Engine

Dịch vụ điều phối container có thể được sử dụng để rút ngắn thời gian cũng như giảm thiểu chi phí trong xây dựng các ứng dụng Cloud native hiện đại. Trong số các dịch vụ hiện có, Container Engine của Kubernetes do OCI cung cấp được đánh giá cao bởi nó có thể chạy miễn phí trên các dòng máy tính hiệu suất cao và chi phí thấp.

3.5. Chức năng – Functions

Cloud Functions là nền tảng máy chủ không máy chủ – Serverless cho phép thiết lập, vận hành và mở rộng các ứng dụng mà không phải dựa vào bất cứ cơ sở hạ tầng nào.

Xem thêm:

Nền tảng Cloud native cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dùng hoạt động hiệu quả, thuận tiện
Nền tảng Cloud native cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dùng hoạt động hiệu quả, thuận tiện

Bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm Cloud-native là gì cũng như biết thêm về các nguyên tắc và dịch vụ hoạt động trên nền tảng này. Bạn đọc quan tâm nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về nền tảng cloud có thể tham khảo trực tiếp tại https://smartcloud.vn/ hoặc liên hệ để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng tại các kênh:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN