Phân biệt PaaS và SaaS – Mô hình nào có lợi hơn cho doanh nghiệp?

Trang chủSản phẩmPhân biệt PaaS và SaaS - Mô hình nào có lợi hơn cho doanh nghiệp?

PaaS và SaaS là hai mô hình dịch vụ đám mây có đặc điểm cấu trúc khác biệt. Tuy nhiên chia hình thức này không loại trừ lẫn nhau mà có thể sử dụng kết hợp tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp.

PaaS (Platform as a Service): Nền tảng dưới dạng dịch vụ

Là quyền truy cập theo yêu cầu vào một nền tảng hoàn chỉnh được lưu trữ trên đám mây để phát triển, sẵn sàng sử dụng, bảo trì và quản lý ứng dụng.

SaaS (Software as a Service): Phần mềm dưới dạng dịch vụ

Là quyền truy cập theo yêu cầu vào phần mềm ứng dụng được lưu trữ trên đám mây để sẵn sàng sử dụng.

1. Điểm giống nhau giữa PaaS và SaaS

Tuy cấu trúc mô hình PaaS khác với SaaS nhưng 2 mô hình này vẫn có những điểm tương đồng:

  • Được triển khai dựa trên công nghệ điện toán đám mây: PaaS và SaaS đều được phân phối trực tuyến tới người dùng thông qua các máy chủ đám mây công cộng (Public Cloud), riêng tư (Private Cloud) hoặc kết hợp (Hybrid Cloud).
  • Cung cấp tài nguyên CNTT qua mạng Internet cho người dùng: PaaS và SaaS cho phép người dùng truy cập/sử dụng các công cụ phần cứng/ứng dụng/phần mềm, v.v. qua Internet.
  • Trả phí cho những gì thực sự cần: người dùng có thể thanh toán theo mô hình đăng ký (định kỳ) cho những công cụ phần cứng/ứng dụng/phần mềm, v.v đã sử dụng.
  • Linh hoạt mở rộng quy mô: người dùng được phép mở rộng quy mô công việc một cách linh hoạt mà không cần duy trì tài nguyên riêng.
  • Chi phí tiết kiệm hơn so với cơ sở hạ tầng tại chỗ: người dùng không cần đầu tư chi phí cho việc duy trì phần cứng và phần mềm tại chỗ.
PaaS và SaaS là hai mô hình dịch vụ điện toán đám mây có nhiều điểm tương đồng
PaaS và SaaS là hai mô hình dịch vụ điện toán đám mây có nhiều điểm tương đồng – Nguồn ảnh: Internet

Tham khảo các dịch vụ đang ứng dụng 2 mô hình trên:

2. Điểm khác biệt giữa PaaS và SaaS

PaaS SaaS
Cung cấp Các công cụ phần cứng và phần mềm kết hợp. Ứng dụng hoàn chỉnh và sẵn sàng để sử dụng.
Mục đích Phát triển ứng dụng Sử dụng phần mềm/ứng dụng cụ thể
Truy cập Thông qua website Thông qua một trình duyệt hoặc ứng dụng
Đối tượng sử dụng  Nhà lập trình/phát triển ứng dụng Người dùng cuối cùng
Trách nhiệm quản lý của nhà cung cấp Quản lý thời gian chạy ứng dụng, các phần mềm trung gian, hệ điều hành, mạng ảo/vật lý, Hypervisor, máy chủ, dung lượng lưu trữ, v.v. Cung cấp, bảo trì và nâng cấp ứng dụng/cơ sở hạ tầng.
Trách nhiệm quản lý của người dùng Dữ liệu ứng dụng X
Độ linh hoạt  Mức tương đối.  Mức trung bình. 
Tính bảo mật Người dùng thiếu quyền kiểm soát, phải phụ thuộc vào chính sách của nhà cung cấp.

Có rủi ro về quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. 

Người dùng không có quyền kiểm soát, phụ thuộc hầu hết vào chính sách của nhà cung cấp. 

Có rủi ro về bảo mật và dữ liệu người dùng. 

Tính kiểm soát Người dùng kiểm soát phần mềm và cấu hình ứng dụng, không kiểm soát hạ tầng. Người dùng bị hạn chế trong việc kiểm soát, chỉ sử dụng nhưng ứng dụng có sẵn.
Lợi ích
  • Phát triển ứng dụng miễn phí hoặc với chi phí thấp (không cần duy trì chi phí vận hành cơ sở hạ tầng).
  • Tối ưu thời gian tạo cấu hình hệ thống.
  • Quá trình bảo trì dễ dàng và không liên tục.
  • Nhà cung cấp quản lý và nâng cấp PaaS.
  • Truy cập và làm việc trên PaaS từ mọi nơi.
  • Sử dụng ứng dụng/phần mềm miễn phí hoặc với chi phí tối ưu nhất (phí đăng ký).
  • Triển khai/vận hành các ứng dụng/phần mềm nhanh chóng, dễ hiểu. 
  • Mở rộng/tích hợp quy mô dễ dàng. 
  • Nhà cung cấp luôn tự động bảo trì, cập nhật và nâng cấp các phiên bản mới nhất.
  • Truy cập và làm việc dễ dàng từ mọi vị trí.
Hình thức kinh doanh nên áp dụng Thị trường mục tiêu: B2B.

Phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn triển khai đám mây riêng tư (Private Cloud).

Thị trường mục tiêu: B2B và B2C. 

Phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, cá nhân.  

Ví dụ Microsoft Azure App Service, Google App Engine, v.v. Microsoft 365, Google Workspace, v.v.

Đọc thêm: 3 loại hình, mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến: SaaS, PaaS và IaaS

3. Doanh nghiệp nên lựa chọn PaaS hay SaaS?

3.1. Doanh nghiệp phù hợp với PaaS

PaaS là mô hình cung cấp nền tảng dưới dạng dịch vụ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Tối ưu thời gian phát triển ứng dụng: các nhà lập trình có môi trường để phát triển các phần mềm/nền tảng và dễ dàng thử nghiệm trong thời gian ngắn.
  • Giảm rủi ro đầu tư: các doanh nghiệp có thể truy cập/thử nghiệm với nguồn tài nguyên phong phú mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu.
  • Kết nối dễ dàng từ mọi vị trí: các doanh nghiệp có thể phát triển phần mềm hoặc truy cập vào các công cụ phần cứng thông qua Internet.
  • Tính linh hoạt cao: các tổ chức có thể dễ dàng mở rộng tài nguyên khi cần thiết. 
  • Không cần quản lý hệ thống: nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng và cập nhật nâng cấp hệ thống.

Ngoài mặt lợi ích, khi sử dụng PaaS, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những hạn chế/thách thức như:

  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: người dùng bị giới hạn khả năng tùy chỉnh hạ tầng, cần tuân thủ chính sách, điều kiện của nhà cung cấp. 
  • Giới hạn về nền tảng: PaaS có thể hỗ trợ hoặc không tùy từng ứng dụng/nền tảng.
Tóm lại, PaaS là mô hình phù hợp sử dụng cho:

  • Công ty khởi nghiệp
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển, quản lý API, ứng dụng IoT, website, v.v.
  • Doanh nghiệp cần phát triển phần mềm nội bộ 
  • Doanh nghiệp muốn xây dựng các môi trường công nghệ trên nền tảng đám mây (Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud)
  • Các tổ chức muốn hợp tác hoặc làm việc nhóm, v.v.

3.2. Doanh nghiệp phù hợp với SaaS

Ngoài cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ, SaaS còn đem đến cho người dùng những lợi ích như:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: người dùng không cần bỏ chi phí đầu tư, triển khai phần mềm (phần cứng, nền tảng, cơ sở hạ tầng, v.v).
  • Linh hoạt thanh toán: người dùng có thể sử dụng và ngừng thanh toán khi không còn nhu cầu sử dụng phần mềm. 
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu: các thông tin được lưu trữ trên điện toán đám mây, loại bỏ rủi ro mất dữ liệu khi lưu trên tệp/thiết bị vật lý.
  • Truy cập dễ dàng: người dùng có thể truy cập vào hệ thống từ mọi thiết bị có kết nối Internet.

Bên cạnh những lợi ích trên, SaaS cũng tồn tại những mặt hạn chế:

  • Khả năng bảo mật còn hạn chế: máy chủ của phần mềm được đặt tại nhà cung cấp dịch vụ nên có rủi ro lộ/mất thông tin.
  • Chỉ kết nối trực tuyến: người dùng chỉ có thể sử dụng khi có kết nối Internet.
Như vậy, SaaS là mô hình phù hợp với:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Doanh nghiệp lớn cần sử dụng SaaS cho các dự án ngắn hạn/ứng dụng không thường xuyên sử dụng
  • Doanh nghiệp thường xuyên truy cập website và thiết bị di động.
  • Doanh nghiệp muốn phát triển và quản lý phần mềm trong nội bộ nhưng bị hạn chế thời gian hoặc tài nguyên.

3.3. Doanh nghiệp nên kết hợp PaaS và SaaS

Từ việc phân tích lợi ích và hạn chế của 2 mô hình dịch vụ PaaS và SaaS, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn có thể kết hợp sử dụng cả 2 hình thức này khi mong muốn tự phát triển ứng dụng để sử dụng trong nội bộ công ty.

Xem thêm: 8+ thông tin về Cloud Server Backup mà doanh nghiệp cần nắm rõ

4. VNPT – Nhà cung cấp mô hình dịch vụ điện toán đám mây uy tín cho doanh nghiệp

Như vậy, hai mô hình dịch vụ điện toán đám mây SaaS và PaaS đều mang lại những lợi thế và hạn chế riêng cho người dùng. Các doanh nghiệp/cá nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp trong từng trường hợp. 

Ngoài lựa chọn mô hình điện toán, việc tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ uy tín cũng vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, tập đoàn VNPT là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp hệ sinh thái chuyển đổi số trên đa lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, kinh tế, v.v. Đặc biệt, với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tạo dựng nền tảng 4.0 nhanh chóng thì dịch vụ SmartCloud VNPT chính là một trong những giải pháp hoàn hảo với những ưu điểm:

  • Máy chủ chất lượng cao, hoạt động ổn định: phần cứng máy chủ sử dụng hoàn toàn các dòng vi xử lý mạnh mẽ nhất.
  • Kết nối riêng tư: các doanh nghiệp được cung cấp dải mạng riêng, đảm bảo giao tiếp nội bộ an toàn với tốc độ cao.
  • Linh hoạt dung lượng lưu trữ: SmartCloud VNPT cung cấp ổ lưu trữ SSD tốc độ cao với hiệu năng đọc/ghi cao tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Thay đổi cấu hình dễ dàng: người dùng có thể khởi tạo và thay đổi cấu hình theo nhu cầu hoặc hiệu năng sử dụng. 

Trên đây là những thông tin cần biết về PaaS và SaaS cùng những điểm giống, khác nhau giữa hai mô hình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về 2 hình thức dịch vụ điện toán đám mây này, bạn đọc có thể liên hệ đội ngũ tư vấn theo một trong các kênh sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN