Community Cloud là dịch vụ điện toán đám mây lý tưởng cho các tổ chức đang cùng nghiên cứu một chủ đề, chung một dự án hoặc ứng dụng tương tự. So với các giải pháp điện toán đám mây khác, Community Cloud mang lại hiệu quả chi phí, quyền riêng tư và bảo mật tốt hơn. Chi tiết tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Community Cloud là gì?
Community Cloud (đám mây cộng đồng) là một loại đám mây riêng, cung cấp cơ sở hạ tầng cho các tổ chức và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp/tổ chức này thường có chung một mối quan tâm hoặc cùng trong một cộng đồng.
Thông thường, để quản lý dịch vụ Community Cloud này, các tổ chức sẽ cử ra một quản lý nội bộ hoặc thuê một bên thứ ba.
2. Cấu trúc của Community Cloud
Các yếu tố cần để thiết lập Community Cloud là gì? Dưới đây là cấu trúc 6 thành phần chính:
- Chính sách và giao thức chung: để các tổ chức và doanh nghiệp cùng xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống thì cần có chính sách quản trị chung, chính sách truy cập, chính sách phân bổ, bảo mật, v.v.
- Đám mây: để xây dựng Community Cloud, các tổ chức/doanh nghiệp có thể tận dụng xây dựng nên từ Private Cloud (đám mây riêng) hoặc chọn Community Cloud (đám mây cộng đồng) có sẵn.
- Hệ thống quản lý đám mây: để đi vào vận hành Community Cloud dễ dàng, các tổ chức và doanh nghiệp cần thống nhất một hệ thống quản lý (bao gồm các biện pháp kiểm soát, giao thức bảo mật, phân bổ tài nguyên, quản lý ứng dụng, dữ liệu, v.v).
- Hệ thống quản lý danh tính và truy cập: để đảm bảo sự an toàn, bảo mật cho ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu trong Community Cloud, các tổ chức và doanh nghiệp cần thống nhất một quy trình kiểm tra xác thực danh tính.
- Công cụ quản trị dữ liệu: để dễ dàng theo dõi, tạo lập, cập nhật và xóa dữ liệu trong Community Cloud, các tổ chức và doanh nghiệp cần xây dựng một công cụ quản trị chung.
- Dịch vụ ứng dụng dùng chung: các tổ chức và doanh nghiệp trong Community Cloud thường có một vài ứng dụng và dịch vụ thường xuyên sử dụng. Để các tài nguyên được sử dụng khoa học thì cần một dịch vụ ứng dụng dùng chung có khả năng phân bổ tài nguyên, khả năng lưu trữ, băng thông, v.v.
3. Ứng dụng của Community Cloud
Hiện nay, Community Cloud được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong các doanh nghiệp. Dưới đây là ứng dụng của mô hình đám mây này trong từng lĩnh vực cụ thể:
Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử
- Community Cloud giúp xây dựng nền tảng chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin mới về công cụ, sản phẩm và công nghệ.
- Community Cloud giúp xây dựng cổng chăm sóc khách hàng, hỗ trợ tiếp cận và cải thiện lòng trung thành của khách hàng.
Đối với chính phủ
- Community Cloud là cầu nối giao tiếp giữa các bộ phận trong cơ quan chính phủ.
- Community Cloud là nơi để các phòng ban chia sẻ và kết nối dữ liệu.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
- Community Cloud là nơi lưu trữ dữ liệu về thông tin bệnh nhân, quản lý bệnh án, thuốc, v.v.
Lĩnh vực giáo dục
- Community Cloud giúp kết nối quản trị viên, giáo viên, học sinh và phụ huynh.
- Community Cloud giúp các học sinh dễ dàng chia sẻ nội dung học thuật và trao đổi nghiên cứu.
Xem thêm:
- PaaS là gì? 9 Thông tin QUAN TRỌNG về nền tảng này
- [Giải đáp] Trong điện toán đám mây IaaS có nghĩa là gì?
3. Ưu điểm khi sử dụng Community Cloud
Giống như các mô hình dịch vụ công nghệ thông tin khác, Community Cloud (đám mây cộng đồng) cũng có những ưu điểm riêng. Cụ thể:
- Sự cởi mở và công bằng: Community Cloud là một hệ thống mở và các tổ chức có thể linh hoạt thêm/loại bỏ các yếu tố không phù hợp trên nền tảng mà không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
- Tính linh hoạt và khả năng mở rộng: các tổ chức có thể sửa đổi lại nền tảng để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, mô hình Community Cloud dễ dàng được sử dụng từ bất cứ đâu, với bất kỳ thiết bị điện tử nào mà vẫn đảm bảo về tính bảo mật.
- Tính khả dụng và độ tin cậy cao: Community Cloud thường xuyên sao lưu dữ liệu vào một hệ thống thay thế khác nên khi xảy ra rủi ro, sự cố thì dữ liệu và trải nghiệm của người dùng không bị ảnh hưởng.
- Tính bảo mật và tuân thủ: tất cả các tài nguyên trên Community Cloud đều được quản lý và bảo mật cấu hình theo nhiều mức độ khác nhau. Khi truy cập vào nền tảng đám mây này từ bất cứ thiết bị nào, dữ liệu sẽ luôn ở trạng thái cố định và không bị di chuyển.
- Sự thuận tiện và việc kiểm soát: Community Cloud là hệ thống mà các tổ chức có thể dễ dàng quản lý, thiết lập, mở rộng và bảo trì. Tuy nhiên các tổ chức sẽ mất thêm chi phí để kiểm soát hệ thống này .
- Môi trường làm việc bền vững: Community Cloud là nền tảng được nhiều tổ chức trong cộng đồng cùng sử dụng. Do đó, việc mở rộng và sử dụng đám mây riêng tư được giảm thiểu. Điều này giúp tối ưu nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Khám phá: Phân biệt PaaS và SaaS – Mô hình nào có lợi hơn cho doanh nghiệp?
4. Nhược điểm khi sử dụng Community Cloud
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Community Cloud cũng có nhược điểm về khoản chi phí đầu tư ban đầu.
So với các giải pháp điện toán đám mây khác (Public Cloud, Private Cloud, v.v) Community Cloud có chi phí xây dựng mô hình cao hơn. Do đó, môi trường này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp/tổ chức có quy mô lớn và có điều kiện tài chính tốt. Ngược lại, với các công ty quy mô vừa và nhỏ thì nên cân nhắc và tính toán kỹ trước khi lựa chọn sử dụng Community Cloud.
Trên đây là tổng hợp những ưu, nhược điểm khi sử dụng Community Cloud. Hy vọng bài viết trên đã giúp Quý doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về mô hình điện toán đám mây này. Từ đó có quyết định lựa chọn hoặc sử dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Nếu đang băn khoăn lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp và hạ tầng máy chủ Cloud uy tín tại Việt Nam, quý khách có thể tham khảo và sử dụng VNPT Cloud. VNPT Cloud tự hào là đơn vị cung cấp công nghệ điện toán đám mây có tính hiệu quả cao với chi phí hơp lý, hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho khách hàng.
Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp Cloud, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: onesme@vnpt.vn
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs