PaaS là gì? 9 Thông tin QUAN TRỌNG về nền tảng này

Trang chủSản phẩmPaaS là gì? 9 Thông tin QUAN TRỌNG về nền tảng này

PaaS hay còn gọi là Platform as a Service, được hiểu là nền tảng dưới dạng dịch vụ trong mô hình điện toán đám mây. Vậy cụ thể Paas là gì và có những đặc điểm gì, tính năng và cách thức sử dụng như thế nào? Cùng oneSME tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

1. PaaS (Platform as a Service) là gì?

PaaS (Platform as a Service) là một dạng của các dịch vụ đám mây, cung cấp nền tảng toàn diện. PaaS cho phép người phát triển có thể xây dựng, triển khai, quản lý ứng dụng mà không phải lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng dưới.

Theo đó, PaaS cung cấp một môi trường toàn diện bao gồm tất cả các thành phần cần thiết để phát triển ứng dụng, bao gồm hệ điều hành, middleware (phần mềm trung gian), cơ sở dữ liệu, và các dịch vụ khác… Các nhà cung cấp PaaS sẽ vừa lưu trữ, vừa quản lý các phần mềm và phần cứng trên cơ sở hạ tầng đám mây riêng của họ.

PaaS là một mô hình điện toán đám mây, cung cấp cho người dùng một nền tảng đám mây hoàn chỉnh.
PaaS là một mô hình điện toán đám mây, cung cấp cho người dùng một nền tảng đám mây hoàn chỉnh.

2. Cấu tạo và cách hoạt động của nền tảng PasS

PaaS giúp đơn giản hóa và tối ưu hóa quá trình phát triển ứng dụng bằng cách cung cấp một môi trường phát triển toàn diện và giảm bớt gánh nặng quản lý cơ sở hạ tầng từ phía người phát triển.

PaaS bao gồm ba phần chính với cách thức hoạt động như sau:

  • Cơ sở hạ tầng đám mây, trong đó gồm máy ảo (virtual machines), phần mềm hệ điều hành (operating system software), lưu trữ (storage), mạng (networking), tường lửa (firewalls). 
  • Phần mềm dùng để tiến hành xây dựng, triển khai cũng như quản lý các ứng dụng.
  • Giao diện người dùng đồ họa, đây còn được gọi là GUI, nơi mà những nhóm phát triển hoặc các DevOps có thể thực hiện toàn bộ công việc của họ trong cả vòng đời của ứng dụng.

PaaS cung cấp đầy đủ các công cụ phát triển tiêu chuẩn qua giao diện người dùng đồ họa trực tuyến (GUI). Điều này cho phép các nhà phát triển đăng nhập dù ở bất kỳ đâu để cộng tác thực hiện những dự án, thử nghiệm ứng dụng mới hoặc triển khai các sản phẩm đã hoàn tất. Việc thiết kế và phát triển ứng dụng được thực hiện trực tiếp trên PaaS bằng cách dùng phần mềm trung gian.

Các nhà cung cấp PaaS đảm nhiệm quản trị hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây của khách hàng, bao gồm máy chủ, thời gian chạy và các yếu tố khác. Tuy nhiên, với tư cách là khách hàng của nhà cung cấp PaaS, doanh nghiệp vẫn giữ vai trò quản lý các ứng dụng và dữ liệu của mình. 

PaaS không thể thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp nhằm để phát triển phần mềm
PaaS không thể thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp nhằm để phát triển phần mềm

3. 5 Tính năng nổi trội mà PasS mang đến cho người dùng

Công nghệ PaaS hiện đã và đang mang lại nhiều tính năng nổi trội cho người dùng, cụ thể như sau:

3.1. Linh hoạt, tích hợp đa dạng các tính năng

Sự linh hoạt tích hợp đa dạng nhiều khả năng của PasS bao gồm:

  • Khả năng tùy chỉnh: PaaS đáp ứng các công cụ cùng khung phát triển cho người dùng để triển khai ứng dụng của riêng mình. Ngoài ra, người dùng PaaS cũng có thể điều chỉnh các môi trường phát triển nhằm đáp ứng mong muốn cụ thể của họ.
  • Khả năng mở rộng: PaaS giúp người dùng dễ dàng mở rộng ứng dụng với các thao tác thực hiện đơn giản. Người dùng có thể tự thêm mới các thành phần, chẳng hạn như máy chủ, cơ sở dữ liệu hoặc lưu trữ tùy vào mong muốn của mình.
  • Khả năng tích hợp: PaaS có thể kết hợp được đa dạng các công nghệ, giúp người dùng trong việc phát triển ứng dụng. Bên cạnh đó, PaaS còn tích hợp tương thích với các công cụ phát triển chẳng hạn như Visual Studio, Eclipse, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng có thể dễ dàng phát triển và triển khai các sản phẩm công nghệ.
  • Khả năng quản lý: PaaS cung cấp cho người dùng các công cụ dùng để giám sát và báo cáo, giúp họ dễ dàng hơn trong việc quản lý ứng dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi trạng thái của những ứng dụng và thực hiện các thao tác, ví dụ như cập nhật, sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu.

3.2. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và framework khác nhau

PaaS có thể cung cấp cho người dùng một môi trường nhằm phát triển các ứng dụng bằng đa dạng các ngôn ngữ lập trình và framework một cách linh hoạt. Người dùng dễ dàng lựa chọn sử dụng ngôn ngữ lập trình theo mong muốn và triển khai ứng dụng trên PaaS mà không cần quan tâm đến việc cài đặt, cấu hình hoặc duy trì môi trường để chạy ứng dụng.

3.3. Lưu trữ tất cả trong trung tâm dữ liệu

PaaS được cải tiến tổng thể và lưu trữ tất cả mọi thứ trong trung tâm dữ liệu của người dùng. Các nhà phát triển tập trung vào việc phát triển cơ sở dữ liệu, máy chủ server và phần mềm hệ điều hành, mạng Internet cũng như lưu trữ các công cụ phát triển.

3.4. Bảo mật

Nhà cung cấp PaaS thường định kỳ cập nhật các phiên bản mới để tăng cường bảo mật. Điều này đảm bảo rằng các ứng dụng của người dùng được đảm bảo an toàn tuyệt đối, từ đó giảm thiểu các rủi ro và các lỗ hổng bảo mật khác.

3.5. Lưu trữ thông tin cao

PaaS là một trong những dịch vụ đám mây được lựa chọn sử dụng hàng đầu do sở hữu tính năng lưu trữ thông tin. Điều này giúp các doanh nghiệp có riêng cho mình các dữ liệu cá nhân cũng như tạo điều kiện phát triển một cách nhanh chóng khi có sẵn tài nguyên thông tin.

PasS mang đến nhiều tính năng vượt trội cho người dùng
PasS mang đến nhiều tính năng vượt trội cho người dùng

4. Ưu và nhược điểm khi sử dụng nền tảng dưới dạng dịch vụ – PasS

PasS sở hữu những ưu điểm cũng như đi kèm với các nhược điểm, cụ thể như sau:

Ưu điểm

Rút ngắn thời gian lập trình

PaaS có sẵn các tài nguyên và được tự động hóa. Thay vì phải tốn thời gian mua và thiết lập phần cứng và phần mềm để tạo dựng và duy trì nền tảng phát triển ứng dụng, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay các tài nguyên có sẵn trên nền tảng. Điều này giúp rút ngắn thời gian lập trình và việc phát triển ứng dụng sẽ được tập trung hoàn toàn.

Tối ưu chi phí về cơ sở hạ tầng và quản lý

Thay vì phải đầu tư một khoản tiền to lớn vào máy chủ, các thành phần mạng, chi phí bảo trì hay sao lưu, doanh nghiệp chỉ cần trả phí sử dụng dịch vụ PaaS theo mô hình trả phí theo đơn vị tài nguyên hoặc thời gian sử dụng.

Ngoài ra, PaaS cũng tối giản hóa quy trình quản trị và bảo trì cơ sở hạ tầng. Với việc tài nguyên và quy trình được tự động hóa sẵn có trên nền tảng, doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc cài đặt, cấu hình và quản lý các thành phần phức tạp.

Tăng tốc độ phát triển ứng dụng

Nhờ khả năng phát triển mở rộng một cách linh hoạt với hiệu suất cao của môi trường, PaaS cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh tài nguyên để phát triển ứng dụng. Bên cạnh đó, các nhà phát triển được cấp quyền truy cập vào các công cụ tự động, phát triển công nghệ.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Đối với một nền tảng tại chỗ, việc mở rộng quy mô thường tốn rất nhiều chi phí. Người dùng thường phải mua thêm tài nguyên máy tính, băng thông mạng và dung lượng lưu trữ để đảm bảo sẵn sàng cho tình huống lưu lượng truy cập tăng lên đột ngột. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian lưu lượng truy cập thấp, hầu hết dung lượng này sẽ không được sử dụng và không có sẵn dung lượng nào để đáp ứng kịp thời khi tăng đột ngột..

Trái lại, khi sử dụng PaaS, doanh nghiệp có thể mua thêm dung lượng và sử dụng chúng ngay lập tức hoặc bất cứ khi nào cần thiết. Doanh nghiệp không phải tốn thời gian để tìm mua và cấu hình thêm máy chủ và tài nguyên. 

Linh hoạt hơn cho các nhóm phát triển

PaaS cung cấp môi trường phát triển phần mềm sử dụng chung. Việc này cho phép các nhóm phát triển cũng như vận hành truy cập vào toàn bộ các công cụ cần thiết từ bất cứ địa điểm nào có kết nối mạng.

Tự do thử nghiệm với rủi ro thấp

Với PaaS, bạn có thể thử nghiệm hoặc kiểm tra hệ điều hành mới, các công cụ khác và ngôn ngữ mà không cần đầu tư đáng kể vào chúng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, PasS cũng có một số nhược điểm như:

  • Khó khăn trong việc tự kiểm soát dữ liệu, có khả năng thông tin bị lộ ra ngoài khi không được doanh nghiệp kiểm soát hay quản lý chuyên sâu hoặc ngừng/ đổi nhà cung cấp
  • Gặp khó khăn, mất thời gian, công sức khi đổi nhà cung cấp
  • Chỉ đáp ứng phù hợp với bản cập nhật của nhà cung cấp
PaaS sở hữu nhiều ưu điểm và một số nhược điểm mà người dùng nên chú ý.
PaaS sở hữu nhiều ưu điểm và một số nhược điểm mà người dùng nên chú ý.

5. Tham khảo 8 loại PasS phổ biến hiện nay

Sau đây là một số loại PasS kèm theo đặc điểm và tác dụng của từng loại:

Tên Đặc điểm Tác dụng
Public PaaS  Được xây dựng trên nền tảng hạ tầng được cung cấp sẵn.  Giúp người sử dụng có thể linh hoạt kiểm soát trong việc triển khai phần mềm.
Private PaaS Được cài đặt dưới dạng phần mềm hoặc thiết bị trong tường lửa của người dùng, và duy trì tại trung tâm dữ liệu trong doanh nghiệp. Cung cấp cho người dùng sự linh hoạt của Public PaaS nhưng vẫn duy trì tính bảo mật của trung tâm dữ liệu cá nhân.
Hybrid PaaS (Lai PaaS) Là sự phối hợp của Public PaaS và Private PaaS. Cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và hiệu quả chi phí.
AIPaaS (PaaS for Artificial Intelligence) Gồm các mô hình học máy và học sâu được đào tạo trước mà nhà phát triển có thể sử dụng nguyên trạng hoặc tùy chỉnh. Các API được tạo sẵn để tích hợp các khả năng AI. Cho phép các nhóm phát triển tạo ứng dụng AI mà không cần tốn tiền mua, quản lý và duy trì sức mạnh tính toán đáng kể.
iPaaS (integration platform as a service) Được lưu trữ trên đám mây nhằm tích hợp các ứng dụng. Giúp các tổ chức kết nối dữ liệu, quy trình và dịch vụ trên đám mây công cộng, đám mây riêng và môi trường tại chỗ.
cPaaS (communications platform as a service) Là nền tảng liên lạc đám mây với độ tùy chỉnh linh hoạt. Cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng giao tiếp thời gian thực (voice, video, chat, SMS) vào các ứng dụng, phần mềm kinh doanh riêng của mình.
mPaaS (mobile platform as a service) Sử dụng môi trường phát triển tích hợp trả phí, được phân phối thông qua trình duyệt web. Dùng để cấu hình và phát triển các ứng dụng di động dễ dàng hơn.
Open PaaS Là nền tảng hướng tới doanh nghiệp với mã nguồn mở, miễn phí, cung cấp các ứng dụng web hữu ích. Giúp người dùng triển khai nhanh chóng các ứng dụng mới.

3 Ứng dụng phổ biến của PasS hiện nay:

  • Phát triển các ứng dụng web và di động: PaaS cung cấp nhiều giải pháp linh hoạt, có khả năng tạo ra ứng dụng trên hầu hết mọi thiết bị, giúp phát triển các ứng dụng nhanh chóng và mạnh hơn trên thị trường.
  • IoT (Internet of Things): PaaS hỗ trợ được nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, tạo môi trường ứng dụng với đa dạng các công cụ. Vì thế, PaaS giúp kết nối và tích hợp cần thiết để phát triển IoT.
  • Big Data và Machine Learning: PaaS cung cấp một nền tảng dữ liệu to lớn, có khả năng mở rộng, bảo mật, phù hợp để thiết lập triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu với quy mô lớn của một tổ chức.

Đừng bỏ lỡ: Cloud Storage – Lưu trữ đám mây: Tính năng và lợi ích khi sử dụng

PaaS được ứng dụng rộng rãi nhờ sở hữu nhiều tính năng vượt trội.
PaaS được ứng dụng rộng rãi nhờ sở hữu nhiều tính năng vượt trội.

6. PaaS phù hợp với những doanh nghiệp nào?

PaaS thích hợp với các đối tượng như sau:

  • Startups công nghệ mới thành lập: PaaS cung cấp một môi trường phát triển linh hoạt, giúp các starups công nghệ xây dựng hệ thống hoặc sở hữu hệ thống scale nhanh chóng mà không cần phải xây dựng và quản lý hạ tầng công nghệ.
  • Doanh nghiệp phần mềm cần phát triển nhanh chóng: PaaS cho phép doanh nghiệp phần mềm tăng tốc quy trình phát triển bằng cách cung cấp các công cụ và môi trường phát triển sẵn có.
  • Doanh nghiệp với đa dạng dự án phần mềm: PaaS hỗ trợ đa dạng dự án phần mềm với khả năng tích hợp các công nghệ và framework khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng PaaS để phát triển và triển khai ứng dụng theo nhu cầu riêng của mình, kể cả khi có nhiều dự án và yêu cầu phần mềm khác nhau.

7. Một số lưu ý khác khi sử dụng nền tảng dưới dạng dịch vụ –  PaaS

Khi sử dụng PaaS, có một số điểm lưu ý sau đây mà bạn nên tham khảo:

  • Tìm hiểu về tính năng và giới hạn của PaaS: Trước khi chọn sử dụng PaaS, bạn nên tìm hiểu kỹ về tính năng và giới hạn của nền tảng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng và giới hạn của dịch vụ để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của ứng dụng của bạn.
  • Lựa chọn đúng nhà cung cấp PaaS phù hợp với nhu cầu: Hiện nay có nhiều nhà cung cấp PaaS trên thị trường, vì vậy bạn nên đánh giá và chọn nhà cung cấp uy tín, phù hợp với nhu cầu của mình. 
  • Đảm bảo tính bảo mật cho ứng dụng: Doanh nghiệp cần chú ý đến giai đoạn cập nhật phiên bản mới của PaaS. Khi này có thể xuất hiện một số lỗ hổng bảo mật, do đó ứng dụng cần được nâng cấp để đảm bảo bảo mật tối đa và hạn chế những rủi ro không tương thích. Đồng thời, bạn cũng cần cập nhật ứng dụng cùng lúc với PaaS để nâng cao khả năng bảo mật.
Một số thông tin mà người dùng nên lưu ý để có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng PasS.
Một số thông tin mà người dùng nên lưu ý để có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng PasS.

8. Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp về PaaS

Dưới đây là giải đáp một vài câu hỏi phổ biến về nền tảng PaaS mà bạn cũng nên tham khảo: 

8.1. Giữa PaaS, IaaS và SaaS có điểm khác nhau là gì?

Giữa PaaS, IaaS và SaaS có những đặc điểm khác biệt cơ bản sau đây:

  • PaaS tập trung vào việc cung cấp một nền tảng nhằm giúp người dùng có thể phát triển và tiến hành triển khai ứng dụng.
  • IaaS cung cấp cơ sở hạ tầng máy chủ ảo cùng tài nguyên mạng cho người dùng.
  • SaaS cung cấp cho người dùng ứng dụng sẵn có để sử dụng thông qua bên thứ ba, đó là Internet.

Xem chi tiết: Phân biệt PaaS và SaaS – Mô hình nào có lợi hơn cho doanh nghiệp?

8.2. PaaS có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình không?

PaaS hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình chẳng hạn Java, Swift, Python,..tùy vào nhà cung cấp.

8.3. Có nên sử dụng PaaS cho dự án nhỏ hay không?

Bạn nên sử dụng PaaS cho dự án nhỏ bởi PaaS giúp giảm chi phí và tăng tốc quy trình phát triển, từ đó làm cho việc triển khai và quản lý ứng dụng trở nên đơn giản hơn.

Người dùng nên sử dụng PaaS cho các dự án nhỏ vì giúp giảm chi phí và phát triển nhanh chóng
Người dùng nên sử dụng PaaS cho các dự án nhỏ vì giúp giảm chi phí và phát triển nhanh chóng

Trên đây là giải đáp chi tiết về thắc mắc “PasS là gì?” cùng những thông tin quan trọng về nền tảng này. Hy vọng rằng bài viết sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn hiểu hơn về PasS, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm và dịch vụ oneSME do VNPT cung cấp. Đây là giải pháp thiết thực và phù hợp với các doanh nghiệp chuyển đổi số hiện nay.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN