Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Trang chủTin tức - Sự kiệnChính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Chính phủ điện tử đã và đang trở thành yếu tố quan trọng trong cải thiện hoạt động quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Vậy chính phủ điện tử là gì, mục tiêu và vai trò của nó trong xã hội hiện nay? oneSME sẽ thông tin chi tiết trong bài viết này!

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và điều hành của cơ quan Nhà nước nhằm cải thiện cách thức tương tác giữa chính phủ, người dân và doanh nghiệp, giúp cung cấp các dịch vụ công một cách minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.

Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?
Chính phủ điện tử là gì trong phát triển tương lai quốc gia?

Thông qua các nền tảng trực tuyến, chính phủ điện tử cho phép người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hành chính, như nộp thuế, xin giấy phép, đăng ký kinh doanh hay tra cứu thông tin chính sách mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tăng tính minh bạch trong quá trình quản lý nhà nước.

Mục tiêu của chính phủ điện tử là gì?

Mục tiêu của chính phủ điện tử là xây dựng một nền hành chính công hiện đại, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ. Điều này giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong thông tin, hoạt động và dịch vụ của chính phủ, tối ưu hóa chi phí và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người dân.

Vai trò của chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Vai trò của chính phủ điện tử bao gồm:

  • Cải thiện sự tương tác giữa chính phủ và người dân: Chính phủ điện tử cung cấp các kênh giao tiếp hiệu quả, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và dịch vụ công mà không phải chờ đợi lâu. Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ hành chính công.
  • Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước: Việc số hóa quy trình quản lý giúp tối ưu hóa công việc nội bộ của các cơ quan nhà nước, giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý, đồng thời tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cán bộ công quyền.
Vai trò của chính phủ điện tử là gì trong thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia?
Vai trò của chính phủ điện tử là gì trong thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia?
  • Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp: Chính phủ điện tử giúp giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý, đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và khuyến khích đầu tư.
  • Bảo đảm an ninh và bảo mật thông tin: Hệ thống chính phủ điện tử thường đi kèm với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân và doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng hay lộ lọt thông tin.
  • Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Chính phủ điện tử không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Bằng cách tối ưu hóa quy trình hành chính và giảm thiểu chi phí, chính phủ điện tử góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Chính phủ điện tử tại Việt Nam 

Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử, với trọng tâm là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho doanh nghiệp và người dân. Những nỗ lực này đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng, giúp nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử và từng bước tiến tới mô hình Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Quá trình này không chỉ giúp kết nối công nghệ thông tin với cải cách hành chính mà còn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm.

Theo báo cáo Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) năm 2022 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 86 trong tổng số 193 quốc gia thành viên.

Đầu năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông cho năm 2023 và giai đoạn 2024-2025. Mục tiêu đến năm 2025 là đưa Việt Nam lọt vào top 50 quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển nhất thế giới, đạt tỷ lệ hồ sơ trực tuyến 80%, thực hiện 860 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, đồng thời đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở.

Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ trong Top 50 quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển nhất thế giới
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ trong Top 50 quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển nhất thế giới

VNPT tiên phong trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử 

Khi nhắc đến chính phủ điện tử là gì, không thể không kể đến vai trò quan trọng của VNPT. Bởi trong những năm qua, VNPT luôn là đơn vị tiên phong trong việc đồng hành cùng Chính phủ xây dựng và phát triển mô hình Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng vào hành trình chuyển đổi số quốc gia. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, VNPT không chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến mà còn là đối tác chiến lược trong các dự án trọng điểm quốc gia. VNPT đã vinh dự được Chính phủ lựa chọn triển khai các dự án nền tảng của Chuyển đổi số quốc gia, tiêu biểu như Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống báo cáo chỉ đạo điều hành quốc gia; Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về CBCCVC…

VNPT tiên phong trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử
VNPT tiên phong trong công cuộc xây dựng chính phủ điện tử

Bên cạnh đó, VNPT đã đi sâu vào từng nhóm ngành trọng yếu với các bộ giải pháp chuyên ngành cho từng lĩnh vực. Cụ thể, trong lĩnh vực y tế, hệ sinh thái y tế số VNPT với 3 trụ cột chính: Quản lý y tế thông minh; Khám chữa bệnh thông minh; Chăm sóc y tế thông minh đã tạo ra sự đổi mới toàn diện trong quản lý và cung cấp dịch vụ y tế hiện đại, thông minh. Trong lĩnh vực giáo dục, hệ sinh thái giáo dục vnEdu 4.0 của VNPT cung cấp hơn 15 sản phẩm và dịch vụ đáp ứng hầu hết các quy trình và nghiệp vụ quan trọng, từ quản lý đến giảng dạy và học tập, giúp tối ưu hóa hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.

Xem thêm: 4 trọng tâm chuyển đổi số VNPT có vai trò tiên phong dẫn dắt

VNPT cũng vinh dự được Bộ Công an tin tưởng lựa chọn để triển khai các nền tảng chuyển đổi số quan trọng. Cụ thể, VNPT đã phối hợp cùng Cục C06 triển khai Đề án 06 tại các địa phương, đồng thời tham gia nâng cấp Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Ngoài ra, VNPT còn hợp tác với Cục V01 để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT (VNPT-VinaPhone) cũng đã phối hợp với Cục H04 trong việc nâng cấp Trung tâm Chứng thực chữ ký số của Bộ Công an, đồng thời tối ưu và cải thiện chất lượng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư nhằm đáp ứng các yêu cầu của Đề án 06.

chinh phu dien tu la gi onesme 3
Vai trò của VNPT trong xây dựng chính phủ điện tử là gì? Là VNPT đã cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số chuyên sâu cho Bộ Công an, Bộ y tế, Bộ Giáo dục&Đào tạo…

Những giải pháp chuyển đổi số của VNPT đã giúp các Bộ, ngành số hóa quy trình làm việc, tối ưu hóa hiệu quả và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.

Với tầm nhìn dài hạn, VNPT cam kết liên tục đổi mới, cung cấp các giải pháp số tiên tiến, hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Sự đóng góp của VNPT không chỉ dừng lại ở việc cung cấp công nghệ, mà còn bao gồm tư vấn chiến lược, cung cấp hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống dữ liệu quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mà còn là đối tác chiến lược của Chính phủ trong hành trình chuyển đổi số, góp phần giúp Việt Nam hội nhập quốc tế nhanh chóng và phát triển bền vững.

Chính phủ điện tử đóng vai trò rất quan trọng công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Định nghĩa “chính phủ điện tử là gì” cho thấy rằng, chính phủ điện tử không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình hành chính mà còn nâng cao tính minh bạch và hiệu quả. Việt Nam đang tích cực hướng đến mô hình chính phủ số với sự đồng hành của các công ty công nghệ hàng đầu, trong đó có VNPT, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Xem thêm: VNPT phát triển hệ thống giao diện mới Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm – dịch vụ của VNPT, vui lòng liên hệ hotline hoặc truy cập kênh tư vấn miễn phí để nhận được hỗ trợ tư vấn giải pháp chi tiết:

_________

Website: https://onesme.vn

Hotline: 1800 1260

Email: onesme@vnpt.vn

Tư vấn miễn phí: https://onesme.vn/enterprise/contact-us

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn chi tiết cách nộp tờ khai bổ sung trên thuế điện tử

Khai sai thông tin thuế? Bài viết sẽ hướng...

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp đúng...

Xử lý thế nào khi ngày ký hóa đơn không trùng ngày lập?

Thông thường ngày lập và ngày ký hoá đơn...

Ký nháy là gì? Quy định ký nháy trong doanh nghiệp cần biết

Trong môi trường làm việc và quản lý tài...

RSA là gì? Cách thức hoạt động, ứng dụng trong bảo mật 

RSA là gì? Đây là một trong những thuật...