9 ưu điểm và 2 nhược điểm của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp

Trang chủGiải pháp chuyển đổi số9 ưu điểm và 2 nhược điểm của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp

Điện toán đám mây là hình thức điện toán máy chủ ảo, cung cấp cho người dùng nền tảng khổng lồ để lưu trữ, vận hành và quản lý dịch vụ, dữ liệu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn chưa biết có nên lựa chọn điện toán đám mây hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 ưu điểm và 2 nhược điểm của điện toán đám mây để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất. 

1. Ưu điểm vượt trội của điện toán đám mây

Điện toán đám mây sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giúp nâng cao chất lượng công việc cho doanh nghiệp và người dùng.

1.1. Có thể mở rộng quy mô linh hoạt

Hệ thống đám mây cho phép bạn tự thiết lập hệ thống và có toàn quyền quản lý. Bạn hoàn toàn có quyền quyết định quy mô lớn, nhỏ của doanh nghiệp. Khi có ý định thay đổi, mở rộng quy mô, cloud cho phép bạn chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ một bên trung gian nào khác. 

1.2. Tối ưu hóa chi phí 

Điện toán đám mây cho phép người dùng lưu trữ tệp và các dữ liệu từ xa thay vì bị giới hạn bởi máy móc vật lý. Doanh nghiệp sẽ không cần phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để mua sắm các thiết bị phần cứng cũng như xây dựng không gian. 

Trái lại, điện toán đám mây có khả năng phân chia tự động giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên mà dịch vụ cung cấp. Việc đo lường và phân chia tự động giúp cho khách hàng quản lý nguồn chi tốt hơn, khách hàng chỉ cần trả đủ số tiền tương ứng với nguồn lưu lượng mà họ đã sử dụng.

Ưu điểm điện toán đám mây
Điện toán đám mây cho phép khách hàng linh hoạt khi tra cứu dữ liệu.

1.3. Tiết kiệm không gian cho hệ thống cơ sở hạ tầng

Điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp và cá nhân lưu trữ dữ liệu và thực hiện các tác vụ trên nền tảng đám mây trực tuyến thay vì trên các thiết bị vật lý. Điều này giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng đĩa cứng và máy chủ, từ đó giúp cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm không gian cho hệ thống cơ sở hạ tầng.

1.4. Cho phép người dùng truy cập mọi lúc mọi nơi

Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập vào hệ thống dữ liệu mọi lúc mọi nơi, miễn thiết bị điện tử có kết nối với Internet. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, có thể xử lý công việc mọi lúc mọi nơi, khả năng xử lý tình huống linh động hơn. Thay vì phải chờ đợi, tốn thời gian, công sức chỉ để quay về công ty và lấy dữ liệu từ hệ thống máy chủ, người dùng hoàn toàn có thể thực hiện thao tác đó ngay khi đang ngồi với đối tác. 

1.5. Có khả năng bảo mật và an toàn cao

Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đều áp dụng các phương thức bảo mật để đảm bảo an toàn cho thông tin của khách hàng như: mã hóa, khóa API… Mỗi tài nguyên điện toán đám mây đều là do cá nhân hoặc doanh nghiệp tự thiết lập mà không cần đến sự can thiệp của đơn vị cung cấp. Chính vì thế các thông tin dữ liệu sẽ được bảo mật tối ưu nhất (trừ khi cá nhân/doanh nghiệp chủ động chia sẻ dữ liệu cho bên thứ 3). 

Ưu điểm điện toán đám mây
Mọi thao tác được giải quyết chỉ bằng một chạm.

1.6. Tăng khả năng kiểm soát dữ liệu

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang lưu trữ tài liệu, thông tin dưới hình thức giấy tờ, tiềm tàng nguy cơ mất hoặc hỏng hóc tài liệu. Giải quyết nỗi lo đó, điện toán đám mây lưu trữ toàn bộ thông tin, dữ liệu từ nhiều dự án và văn phòng trên nền tảng trực tuyến, tập trung tại một điểm. Khách hàng hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống dữ liệu nhanh chóng, không cần phải tìm kiếm từ nhiều nơi khác nhau, cũng không lo mất cắp, hư hỏng. 

1.7. Có khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu

Khả năng sao lưu tự động và phục hồi dữ liệu được đánh giá là ưu điểm vượt trội của điện toán đám mây so với các hình thức lưu trữ truyền thống. Chỉ cần có kết nối internet, điện toán đám mây sẽ thực hiện tính năng tự động sao lưu liên tục, cập nhật mọi phiên bản mới nhất khi dữ liệu thay đổi. 

Bên cạnh đó, dữ liệu đã được sao lưu trên nền tảng điện toán đám mây có thể được khôi phục nhanh chóng sau các sự cố không mong muốn. Đặc biệt, khác với việc sao lưu truyền thống trên ổ cứng hoặc băng với dung lượng hạn chế, sao lưu trên đám mây có thể được tăng hoặc giảm quy mô linh hoạt. 

1.8. Thân thiện với môi trường hơn

Hiện nay, các hệ thống phần cứng dữ liệu truyền thống cần được bảo trì, kết hợp với nguồn điện liên tục và hệ thống làm mát khiến doanh nghiệp tiêu thụ rất nhiều năng lượng, thải ra môi trường lượng carbon lớn. Chính vì thế, điện toán đám mây được coi là giải pháp thay thế tuyệt vời cho các doanh nghiệp với mục tiêu bảo vệ cuộc sống bền vững. 

Một nghiên cứu khảo sát khách hàng của Salesforce – tổ chức điện toán đám mây đang phát triển nhanh ở Hoa Kỳ, cho thấy: Những công ty sử dụng điện toán đám mây đã giảm được 95% lượng khí thải carbon so với các công ty sử dụng hệ thống vật lý. 

Ưu điểm điện toán đám mây
Hệ thống đám mây cho phép người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi.

2. Nhược điểm của điện toán đám mây

Điện toán đám mây ra đời được xem như là một trợ thủ đắc lực của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay trong việc vận hành hệ thống và quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, hình thức này được đánh giá vẫn tồn tại một số nhược điểm nho nhỏ như:

2.1. Phụ thuộc vào internet

Điện toán đám mây hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống Internet. Một khi sự cố internet xảy ra, bạn sẽ không thể truy cập vào hệ thống dữ liệu trên điện toán đám mây. Tuy nhiên, sự cố về internet này sẽ không làm ảnh hưởng đến các dữ liệu của bạn. Các dữ liệu vẫn sẽ được lưu trữ một cách an toàn trên đám mây và doanh nghiệp có thể thực hiện mọi chức năng trên đám mây một cách dễ dàng sau khi internet được khôi phục.

2.2. Cần có nền tảng kiến thức cơ bản

Để sử dụng được điện toán đám mây, người phụ trách cần có nền tảng kiến thức và chuyên môn để vận hành hệ thống hoạt động mượt mà. Việc đầu tư khoá học hay các lớp bổ sung kiến thức cơ bản về đám mây là điều cần thiết. Hiểu rõ về điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nó một cách dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng đám mây một cách thông minh và biết cách tận dụng tối đa nguồn tài nguyên mà đám mây đem lại hiệu quả sử dụng cao hơn cho doanh nghiệp.

Điện toán đám mây VNPT Cloud
https://docean.vn/uploads/services/1541904442.jpg

Dữ liệu được bảo mật an toàn trên hệ thống đám mây.

3. Có nên sử dụng điện toán đám mây không?

Quý khách hàng có thể tham khảo bảng khái quát ưu điểm và nhược điểm sau để nắm được các ưu nhược điểm của điện toán đám mây một cách tổng quan nhất. Từ đó, quý khách có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Có khả năng mở rộng quy mô
  • Tối ưu hoá chi phí
  • Tiết kiệm không gian cơ sở hạ tầng
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi
  • Tính bảo mật cao
  • Có khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu
  • Tăng khả năng kiểm soát dữ liệu
  • Doanh nghiệp có toàn quyền quản trị
  • Thân thiện hơn với môi trường
  • Phụ thuộc hoàn toàn vào Internet
  • Cần có kiến thức nền tảng để sử dụng có hiệu quả nhất

Điện toán đám mây là mô hình dịch vụ lưu trữ dữ liệu góp phần giúp doanh nghiệp quản trị dữ liệu, thông tin một cách dễ dàng. Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm nho nhỏ. Tuy nhiên, các nhược điểm này đều có thể khắc phục được. Chính vì thế, việc sử dụng điện toán đám mây vẫn là lựa chọn sáng suốt của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. 

Điện toán đám mây VNPT Cloud
Điện toán đám mây được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng

Hiện nay, điện toán đám mây của VNPT đang là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Khách hàng luôn được hỗ trợ 24/7 trong việc giải quyết mọi vướng mắc. Hơn thế nữa, với cloud của VNPT, quý khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng, hiệu quả. 

Để được tư vấn chi tiết, liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN