Cloud Server là gì? Top những điều doanh nghiệp phải biết về máy chủ đám mây

Trang chủSản phẩmCloud Server là gì? Top những điều doanh nghiệp phải biết về máy chủ đám mây

Cloud Server là máy chủ đám mây, dùng để chỉ mô hình chia sẻ Server thông qua Internet dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Cloud Server có những điểm khác biệt so với máy chủ vật lý, mang lại lợi ích vượt trội khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn về Cloud Server và cách chọn dịch vụ Cloud Server chất lượng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Máy chủ đám mây (Cloud Server) là gì?

Cloud server (máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng được tạo ra với mục đích tổng hợp, lưu trữ và phân phối thông tin, dữ liệu… Máy chủ đám mây có các chức năng tương tự máy chủ vật lý truyền thống như: cung cấp sức mạnh xử lý thông tin, lưu trữ dữ liệu… Điểm khác biệt lớn nhất là Cloud Server được thiết lập thêm công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing).  

Cloud Server là gì?
Cloud Server thiết lập trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây

Máy chủ đám mây có chức năng làm cầu nối chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị server thông qua internet. Mục tiêu của Cloud Server là giúp giải quyết những vấn đề về uptime, bảo hành và chi phí cho nhiều doanh nghiệp, phù hợp với người phát triển kinh doanh trên nền tảng internet.

Cloud Server hiện tại hỗ trợ trên đa dạng hệ điều hành Windows, Mac Os X, Linux… Chính vì vậy sản phẩm này tiện lợi, tương thích với thiết bị của mọi khách hàng. 

2. Cloud Server khác gì với máy chủ vật lý doanh nghiệp đang sử dụng?

Máy chủ vật lý và Cloud Server đều có những tính năng và đặc điểm riêng. Khách hàng có thể căn cứ vào điểm khác biệt giữa hai loại dịch vụ này để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

So sánh Cloud Server với máy chủ vật lý
Cloud Server có nhiều điểm khác biệt so với máy chủ vật lý
Nội dung so sánh Máy chủ vật lý Cloud Server

Cách hoạt động

Máy chủ vật lý có cách thức hoạt động độc lập, riêng lẻ theo dạng máy chủ đơn thuần.  Cloud Server có cách thức lưu trữ và hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây. Do đó, Cloud Server hoạt động không giới hạn lưu lượng truy cập. 
Độ ổn định Máy chủ vật lý có khả năng xử lý lượng thông tin lớn. Tuy nhiên khi máy chủ hỏng sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. 

Trường hợp ổ cứng máy chủ vật lý hỏng sẽ dẫn đến mất dữ liệu và tỷ lệ khôi phục rất thấp. 

Công nghệ đám mây giúp hệ thống hoạt động ổn định với khả năng uptime tới 99.99%.

Với Cloud Server, tất cả các thành phần được thiết lập dự phòng và có những dự trù thay thế khi bị hỏng. Chính vì vậy, Cloud Server vẫn có thể hoạt động bình thường khi xảy ra sự cố, đảm bảo thông tin an toàn 24/7.

Khả năng chia sẻ tài nguyên Tài nguyên máy chủ vật lý độc lập và không chia sẻ với người dùng khác. Dễ dàng chia sẻ tài nguyên theo mục đích sử dụng. 
Hiệu suất hoạt động Hiệu suất hoạt động ổn định. Hiệu suất hoạt động ổn định.
Khả năng mở rộng Nâng cấp máy chủ vật lý phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng theo quy định của nhà sản xuất.

Thời gian downtime của máy chủ vật lý khi cần nâng cấp khá lâu.

Dễ dàng nâng cấp, mở rộng ngay khi doanh nghiệp có yêu cầu.

Không giới hạn nguồn tài nguyên truy cập với thời gian downtime ngắn. 

Yêu cầu kỹ năng quản trị Mỗi người quản lý máy chủ vật lý cần có các kỹ năng về thay thế, sửa chữa phần cứng, phần mềm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Yêu cầu người dùng cần có kiến thức và kỹ năng về quản trị Cloud Server, các kỹ năng này không khó để học. 
Mức chi phí Tốn nhiều chi phí cho đầu tư mua ban đầu, phần cứng, vận hành, bảo trì, sao lưu.  Người dùng chỉ cần chi trả cho nhu cầu thực tế sử dụng (CPU, RAM, HDD… được cấu hình theo yêu cầu).

Có thể thấy với máy chủ vật lý thì nguồn tài nguyên là có giới hạn. Trường hợp người dùng muốn mở rộng hay thu hẹp nguồn tài nguyên sẽ cần thực hiện nhiều thao tác, tốn thời gian, kinh phí và gây gián đoạn hoạt động dịch vụ. Thêm vào đó, máy chủ vật lý yêu cầu cao về kỹ năng quản trị, khó khăn trong chia sẻ tài nguyên và lấy lại dữ liệu khi bị mất.

Trong khi đó, Cloud Server hỗ trợ người dùng nâng cấp hay giảm tài nguyên cực kỳ đơn giản và chủ động. Thêm vào đó, Cloud Server có tính ổn định và sẵn sàng cao hơn so với máy chủ vật lý. Chi phí sử dụng dịch vụ cũng tối ưu theo từng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Sử dụng Cloud Server cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ tài nguyên, bảo mật dữ liệu và sao lưu đơn giản.

Như vậy, Cloud Server là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, máy chủ đám mây sẽ thích hợp nhất với những doanh nghiệp có những dự định về thay đổi quy mô, hướng tới doanh nghiệp 4.0.

3. Lợi ích vượt trội khi sử dụng máy chủ đám mây – Cloud Server

Sử dụng máy chủ đám mây mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp, tiêu biểu có thể kể đến: 

Dễ dàng sử dụng với các thao tác đơn giản

Doanh nghiệp sử dụng Cloud Server sẽ không cần lo lắng về việc cài đặt, bảo trì hoặc nhiệm vụ khác, việc này đã được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ với thời gian chỉ vài phút. Thêm vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ luôn có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng giúp người dùng thao tác dễ dàng. 

Dễ dàng truy cập công việc mọi nơi, mọi lúc

Thông qua Cloud Server, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, trên khắp mọi miền tổ quốc miễn nơi đó có kết nối Internet. Đồng thời, Cloud Server cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng toàn cầu hóa việc kết nối với đối tác, các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó giúp mở rộng mục tiêu kinh doanh, tăng doanh thu sản xuất. 

Tiết kiệm chi phí 

Cloud Server xử lý và cập nhật thông tin dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Chính vì thế khi muốn nâng cấp, bảo trì hay cập nhật dữ liệu, doanh nghiệp chỉ cần thao tác trực tuyến một cách đơn giản, không tốn chi phí. 

Trong khi đó, máy chủ vật lý đòi hỏi cần được bảo trì thường xuyên, thậm chí phải sửa chữa nhiều khi gặp các sự cố quá tải, dễ chập cháy… Doanh nghiệp cũng cần đầu tư nhiều chi phí cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống máy chủ vật lý trong trường hợp cần thiết. 

Máy chủ đám mây Cloud Server
Cloud Server giúp tiết kiệm chi phí bảo trì đáng kể

Bảo mật cao và luôn ổn định

Cloud Server đảm bảo về tính an toàn khi sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp. Ngoài ra, mỗi máy chủ đám mây riêng biệt sẽ không bị ảnh hưởng bởi các máy chủ đám mây khác. Vì vậy, khi người dùng khác gặp vấn đề về quá tải sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ đám mây của bạn. Đây là ưu điểm nổi bật của máy chủ đám mây so với các loại máy chủ vật lý. 

Tốc độ hoạt động nhanh hơn

Với mức giá ưu đãi hơn máy chủ vật lý nhưng người dùng sẽ nhận được nhiều tài nguyên hơn, Cloud Server đem đến cho doanh nghiệp trải nghiệm vượt bậc khi sử dụng dịch vụ. Đồng thời, các trang web được host trên đám mây sẽ có tốc độ chạy nhanh hơn, giúp mọi tác vụ và công việc cũng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn so với hình thức cũ. 

Có thể nâng cấp dễ dàng

Với máy chủ đám mây, người dùng dễ dàng nâng giới hạn trên các server để thêm tài nguyên hoặc tạo thêm máy chủ ảo mới để hỗ trợ kinh doanh. Trong khi đó, máy chủ vật lý nếu muốn nâng cấp và mở rộng cần có kế hoạch rõ ràng, bỏ ra nhiều chi phí, nâng cấp cơ sở hạ tầng… Việc sử dụng Cloud Server cũng giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài. 

4. Chi phí thuê máy chủ đám mây Cloud Server hiện nay

Hiện nay mức giá thuê Cloud Server trung bình một tháng trên thị trường là khoảng 1.000.000 – 10.000.000 đồng. Mức giá thuê dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào CPU, RAM, băng thông chia sẻ, dung lượng và công nghệ sử dụng. 

Hiện VNPT đang cung cấp các gói dịch vụ Cloud Server với giá phù hợp cho doanh nghiệp SME như sau:

Bảng giá dịch vụ VNPT SmartCloud
TÊN GÓI CƯỚC CPU RAM (GB) IP PUBLIC Băng thông chia sẻ trong nước/ Quốc tế Dung lượng Công nghệ Giá gói cước/tháng (VNĐ)
SMC 01 1 1 1 100/10 20 HDD 199.000
SSD 299.000
SMC 02 2 2 1 100/10 40 HDD 399.000
SSD 599.000
SMC 03 4 4 1 100/10 80 HDD 799.000
SSD 1.199.000
SMC 04 4 8 1 100/10 80 HDD 1.199.000
SSD 1.599.000
SMC 05 8 8 1 100/10 100 HDD 1.399.000
SSD 1.999.000
SMC 06 8 16 1 100/10 100 HDD 2.199.000
SSD 2.699.000
SMC 07 12 12 1 150/10 100 HDD 1.999.000
SSD 2.399.000
SMC 08 16 16 1 150/10 200 HDD 2.799.000
SSD 3.999.000
SMC 09 16 32 1 150/10 200 HDD 4.399.000
SSD 5.399.000
SMP 01 32 32 1 200/15 200 HDD 4.999.000
SSD 5.999.000
SMP 02 48 48 1 200/15 200 HDD 6.999.000
SSD 7.999.000
SMP 03 64 64 1 200/15 200 HDD 8.999.000
SSD 9.999.000

Ghi chú:

  • Giá trị trong bảng chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Với gói SMC 01, cấu hình gói rất thấp được định hướng chính trong phục vụ công tác truyền thông dịch vụ. Cấu hình máy ảo của gói cước không đáp ứng một số yêu cầu về hiệu năng chạy hệ điều hành và ứng dụng trong doanh nghiệp.
  • Với khách hàng sử dụng dịch vụ không tròn tháng:
    • Tính 100% cước tháng với khách hàng sử dụng từ 15 ngày/tháng trở lên.
    • Tính 50% cước tháng với khách hàng sử dụng nhỏ hơn 15 ngày/tháng.
  • Giá gói cước ở trên không bao gồm phần mềm ứng dụng và bản quyền hệ điều hành. 
  • Băng thông trong gói cước là loại chia sẻ giữa các máy ảo trong hệ thống và không cam kết về tốc độ.

Gói cước dịch vụ bổ sung của VNPT Smart Cloud:

Nội dung Đơn vị tính Giá cước (VNĐ/Tháng)
vCPU Core 79.000
vRAM GB 89.000
Bổ sung IP mua thêm (Không quá 3 IP/VM) IP 100.000
Bổ sung với băng thông chia sẻ trong nước Block 50Mbps 350.000
Bổ sung với băng thông chia sẻ quốc tế Block 5Mbps 450.000
Bổ sung Block 20GB ổ cứng HDD Block 20GB 59.000
Bổ sung Block 20GB ổ cứng SSD Block 20GB 148.000
Bổ sung Block 20GB dung lượng Backup Block 20GB 39.000

Ghi chú:

  • Giá trị nêu trên chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Khách hàng sau khi sử dụng gói cước cơ bản được bổ sung và nâng cấp dịch vụ. 
  • Volume Storage tuân thủ theo:
    • Với ổ cứng HDD: Mỗi Volume Storage tối đa 4TB
    • Với ổ cứng SSD: Mỗi Volume Storage tối đa 800GB
  • Đối với mỗi máy ảo (Virtual Machine) chỉ có thể gắn tối đa 10 Volume Storage.
  • Mỗi Volume Storage chỉ có thể gắn vào 1 máy ảo trong một thời điểm. 

Để lựa chọn được gói Cloud Server phù hợp nhất với doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ tư vấn với oneSME với đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, sẵn sàng đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho nhu cầu sử dụng của đơn vị bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi tiết bảng giá của từng dịch vụ Cloud Server để nắm rõ và đưa ra lựa chọn hợp lý. 

5. Cần lưu ý những gì khi muốn chuyển sang dùng Cloud Server?

Để chuyển sang dùng Cloud Server doanh nghiệp cần kiểm tra và chuẩn bị trước những hạng mục sau:

  • Máy chủ và ổ cứng: Có ít nhất từ 2 máy chủ vật lý và ổ cứng mạng trở lên. Thêm vào đó, tuổi đời của thiết bị không quá lớn, đảm bảo vận hành trơn chu.
  • Hệ thống mạng: Mạng Network Hardware phục vụ kết nối từ máy chủ với ổ cứng, hệ thống mạng internet công cộng, băng thông phải đảm bảo hoạt động ổn định, chất lượng. 
  • Kỹ thuật viên quản lý và vận hành: Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và am hiểu về cách quản lý và vận hành mạng Cloud Server.
  • Sử dụng phần mềm hỗ trợ: Tiêu biểu là một số phần mềm hỗ trợ Cloud Server nổi tiếng trên thế giới như: Open Stack, VMware vSphere, Virtuozzo, OpenNebula, OnApp, OpenShift…

6. Giải đáp các câu hỏi khác liên quan đến Cloud Server

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Cloud Server sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về dịch vụ này:

6.1. Cloud Server khác gì Share Hosting và VPS?

Để tìm hiểu về các điểm khác biệt giữa Cloud Server với Shared Hosting và VPS, bạn đọc có thể tìm hiểu bảng so sánh dưới đây: 

Tiêu chí Shared Hosting VPS Cloud Server
Định Nghĩa Dịch vụ lưu trữ web, nơi chứa đồng thời nhiều trang web trên một máy chủ web được kết nối Internet. Sử dụng công nghệ ảo hóa giúp chia tách máy chủ riêng vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Cloud Server là hệ thống các tài nguyên và ứng dụng được ảo hóa. Cloud Server giúp người dùng xử lý một lượng lớn truy cập cùng lúc. 
Tài Nguyên Chia sẻ tài nguyên cho nhiều tài khoản thông qua một máy chủ vật lý nên dễ bị giới hạn. Chạy chia sẻ tài nguyên cho các thiết bị từ máy chủ vật lý gốc.  Tài nguyên được ảo hóa đảm bảo tính sẵn sàng cao thông qua môi trường internet. 
Hiệu Năng Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và nhu cầu sử dụng cá nhân. Hiệu suất của website bị giảm khi có lượng truy cập lớn. Website của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một máy chủ.  Máy chủ VPS được chạy trên một máy chủ vật lý. Trong một số trường hợp máy có thể treo khiến các VPS ngưng hoạt động tạm thời.  Data lưu trữ lập trung và phân bổ đều ở các Server. Dữ liệu ở Cloud Server được backup liên tục và dễ dàng cho việc phục hồi. Vì vậy Cloud Server của bạn vẫn đảm bảo hiệu năng và tính ổn định khi có  một Server vật lý gặp lỗi. 
Khả Năng Mở Rộng Hạn chế khả năng mở rộng vì phải chia sẻ tài nguyên với các shared hosting khác. Khi các server quá tải sẽ ảnh hưởng đến tài khoản của bạn.  Việc nâng cấp phụ thuộc vào tài nguyên của server vật lý. Dễ dàng nâng cấp khi thay đổi nhu cầu sử dụng. 
Quyền truy cập và sử dụng Bị hạn chế các quyền do sử dụng chung máy chủ. Vì vậy, khi xảy ra sự cố, khách hàng bị hạn chế trong việc tự sửa lỗi cho website của mình dẫn đến gián đoạn cũng như ảnh hưởng trong mục đích kinh doanh.  Có nhiều quyền truy cập và sử dụng. Bởi khách hàng có quyền sử dụng cao nhất để root (quyền truy cập quản trị viên cao cấp) hay khởi động lại hệ thống website. Nhờ đó, người dùng đáp ứng cũng như khắc phục các lỗi website hiệu quả trong quá trình sử dụng khi gặp sự cố do không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào với máy chủ ảo riêng.  Tương tự như máy chủ VPS, Cloud Server cho phép khách hàng có quyền sử dụng cao nhất để quản trị và khởi động lại hệ thống website. Từ đó khách hàng dễ dàng tự khắc phục sự cố trong quá trình sử dụng mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện với máy chủ ảo riêng. 
Chi Phí Tiết kiệm chi phí bởi tổng chi phí được phân bổ cho nhiều khách hàng. Mức chi phí vừa phải, phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Người cần sự ổn định cao và lưu trữ tài nguyên riêng trong kinh doanh.  Chi phí được tối ưu theo quy mô doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chi trả theo nhu cầu sử dụng. 

VPS Hosting

VPS Hosting

6.2. Sử dụng Cloud Server có bất lợi gì cho doanh nghiệp không?

Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, ít ghi nhận bất lợi. Bất lợi rõ nhất là người dùng không thể truy cập các dịch vụ Cloud Server nếu không có kết nối Internet. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được ở thời điểm hiện tại. 

6.3. Cần quan tâm gì khi chọn thuê dịch vụ Cloud Server?

Khi chọn thuê dịch vụ Cloud Server, người thuê cần chú ý:

  • CPU: Khi thuê Cloud Server, người dùng cần chú ý về xung nhịp (Hz) và số luồng (Threads) đảm bảo có khả năng xử lý nhanh cũng như ổn định. Ngoài ra, các yếu tố về bộ nhớ đệm (cache), số nhân (core) cũng cần đặc biệt chú ý. 
  • RAM: Cloud Server có dung lượng RAM càng nhiều thì khả năng chạy nhiều tác vụ cùng lúc của máy sẽ càng cao. Chính vì vậy, trước khi thuê máy chủ ảo, bạn cần xác định có bao nhiêu ứng dụng và chúng cần bao nhiêu RAM để lựa chọn.
  • Bộ nhớ (Storage): Bộ nhớ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xử lý của server. Vì vậy khi thuê máy chủ ảo, khách hàng cần quan tâm đến dung lượng và loại bộ nhớ. Trong đó có hai loại bộ nhớ chính là HDD và SSD. Trong đó, HDD phù hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng thông thường, SSD phù hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng cao, cần đọc ghi lớn với tốc độ cao.
  • Thời gian hoạt động (Uptime): Uptime là thời gian duy trì hoạt động của Cloud Server. Lựa chọn Uptime cần đảm bảo mức độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng. 
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Khi chuyển sang dùng Cloud Server, khách hàng cần chú ý lựa chọn nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng nhanh, tư vấn nhiệt tình, chuyên môn cao để việc sử dụng tiện lợi nhất. 

6.4. Dịch vụ Cloud Server nào tốt hiện nay?

Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Server. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng cung cấp dịch vụ chất lượng, được cấp phép. Trong số các dịch vụ Cloud Server trên thị trường, VNPT SmartCloud sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, khách hàng dễ dàng quản lý máy chủ đám mây với giao diện thân thiện. Ngoài ra, khách hàng dễ dàng thao tác dịch vụ mà không cần nhân viên kỹ thuật. 

Như vậy, Cloud Server là nền tảng hữu ích và cần thiết với những cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp muốn phát triển về kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số. Đừng quên sử dụng VNPT Smart Cloud để trải nghiệm công nghệ đám mây tiên tiến, bảo mật tối đa. 

Để được biết thêm thông tin chi tiết về các gói dịch vụ VNPT SmartCloud hoặc giải đáp những thắc mắc liên quan đến Cloud Server, quý khách vui lòng liên hệ theo một trong những thông tin dưới đây: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN