Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý

Trang chủGiải pháp chuyển đổi sốPhân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý

Chữ ký số là một hình thức chữ ký điện tử có nhiều ràng buộc về tính bảo mật. Sự khác biệt lớn nhất giữa chữ ký số với chữ ký điện tử nằm ở tác dụng của chúng: Trong khi chữ ký điện tử thể hiện sự đồng ý của người ký tài liệu, thì chữ ký số thể hiện tài liệu đó đã được đúng đối tượng ký và toàn bộ thông tin được đảm bảo xác thực như những gì hai bên đã giao kết.

1. Hiểu đúng về chữ ký điện tử và chữ ký số

Trước tiên, độc giả cần hiểu đúng về ký điện tử và chữ ký số. Dưới đây là định nghĩa cùng một số thông tin cơ bản về hai hình thức này. 

Chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử, giải pháp tối ưu cho moi doanh nghiệp

Chữ ký số

Chữ ký số là dạng chữ ký được mã hoá toàn bộ thông tin dữ liệu, dùng để thay thế cho chữ ký tay. Hiểu theo cách khác, chữ ký số cũng được xem là một dạng của chữ ký điện tử. Tuy nhiên thông tin được mã hoá theo khoá riêng của người gửi. Chữ ký số được đính kèm theo văn bản, nhằm xác minh danh tính của người ký kết và nguồn gốc của nguồn dữ liệu.

Trong cuộc sống thường ngày chữ ký số thường dùng để làm các thủ tục kê khai thuế nộp thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử,… các doanh nghiệp có thể nộp các tờ khai qua mạng một cách dễ dàng khi đã đăng ký chữ ký số.

Như vậy chữ ký số và chữ ký điện tử đều mang nhiều lợi ích cho người sử dụng, thay thế cho chữ ký tay thông thường. Bên cạnh những đặc điểm giống nhau đó thì chữ ký số và chữ ký điện tử còn có một số điểm khác biệt.

2. Phân biệt các tính chất khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số

Dưới đây là bảng phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức chữ ký điện tử và chữ ký số. 

Tiêu chí Chữ ký điện tử Chữ ký số
Khả năng bảo mật thông tin Có thể dễ dàng giả mạo chữ ký. Khó có thể giả mạo vì có độ bảo mật cao.
Cơ chế xác thực Danh tính người ký được xác minh qua email hoặc mã PIN điện thoại Chữ ký số được định danh cụ thể cho từng người ký thông qua quá trình xác thực danh tính.
Tính năng Dùng để xác minh một tài liệu. Dùng để đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn của tài liệu. 
Mức độ phức tạp khi sử dụng Sử dụng đơn giản Có phần phức tạp hơn so với chữ ký điện tử
Yêu cầu để đảm bảo hợp pháp Không cần phần mềm độc quyền, có thể dễ dàng xác nhận bởi bất kỳ ai. Ràng buộc về mặt pháp lý, cần xác nhận chữ ký thông qua phần mềm độc quyền.
Chi phí sử dụng Chi phí thấp Chi phí cao
Dịch vụ VNPT ký số
Những khác biệt cơ bản giữa 2 dịch vụ ký số.

Khả năng bảo mật thông tin

Tính bảo mật của chữ ký điện tử: Cơ chế xác thực danh tính của chữ ký điện tử sẽ thông qua địa chỉ email hoặc mã pin điện thoại. Chính vì không có quá trình xác nhận cụ thể nên việc sử dụng chữ ký điện tử sẽ khiến bạn dễ bị hack hoặc bị mất trộm.

Tính bảo mật của chữ ký số: Khác với chữ ký điện tử, chữ ký số xác thực dựa trên chứng thư số. Chữ ký số được mã hoá bởi hệ thống mật mã, do đó đảm bảo tính bảo mật cao hơn, được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận đáng tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ uỷ thác.

Khả năng đảm bảo tính xác thực của tài liệu

Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử gần như không có khả năng đảm bảo tính xác thực của tài liệu. Bởi chữ ký điện tử chỉ là biểu tượng hoặc hình ảnh đơn giản được đính kèm theo tin nhắn hoặc tài liệu, có thể dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa. 

Chữ ký số: Chữ ký số đảm bảo tính xác thực tài liệu tốt hơn. Bởi vì chữ ký số được xem như một dấu vân tay điện tử đã được mã hoá. Từ đó giúp xác định chính xác được danh tính thực sự của người đã ký.

Chữ ký số VNPT CA
Khả năng bảo mật cao của chữ ký số VNPT CA.

Khả năng xác thực danh tính người ký

Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử không có quá trình xác nhận cụ thể, hạn chế khả năng xác định danh tính người ký. 

Chữ ký số: Quá trình xác nhận danh tính người ký khi dùng chữ ký số được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ uỷ thác.

Mức độ phức tạp khi sử dụng

Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử thường có cách sử dụng dễ dàng và đơn giản hơn cho cả hai bên ký và nhận. Bởi người dùng chỉ cần quan sát và xác nhận chữ ký điện tử thông qua một biểu tượng hay một hình ảnh chính xác được đính kèm, không đòi hỏi quy trình phức tạp.

Chữ ký số: Chữ ký số thường có cách thức hoạt động phức tạp hơn. Bởi tài liệu được ký bằng chữ ký số yêu cầu quy trình bài bản từ khâu ký kết cho tới xác nhận. Người ký cần thực hiện đầy đủ các bước, đòi hỏi cần có kỹ năng tốt, được hướng dẫn chi tiết mới có thể sử dụng thành thạo.

Chữ ký số VNPT CA
Mức độ phức tạp của chữ ký số VNPT CA khiến các đối tượng xấu rất khó làm giả

Yêu cầu để đảm bảo hợp pháp

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được thể hiện rõ ràng qua Điều 24 của Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, văn bản sử dụng chữ ký điện tử cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Chữ ký điện tử được đảm bảo tính an toàn và bảo mật nếu chữ ký đó đáp ứng các quy định thuộc Khoản 1, Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005. Chữ ký điện tử nếu đáp ứng được những yêu cầu sau sẽ được hai bên thỏa thuận và bên đáp ứng công nhận là an toàn:

  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
  • Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
  • Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Theo điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định giá trị pháp lý của chữ ký số được đảm bảo an toàn. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số được thể hiện rõ qua điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ:

  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
  3. a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  4. b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  5. c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  6. d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
  7. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Chữ ký số và chữ ký điện tử
Giá trị pháp lý của chữ ký số VNPT CA trong mọi giao dịch

Chi phí sử dụng

Chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử thường có chi phí đầu tư sử dụng tiết kiệm hơn so với chữ ký số. Chi phí chữ ký điện tử hiện nay khoảng …

Chữ ký số: Chữ ký số giá thành cao hơn bởi độ bảo mật cao hơn, khả năng xác thực tốt hơn. Hiện nay, chi phí sử dụng chữ ký số khoảng từ 1.500.000 VND/năm tùy vào gói dịch vụ. Doanh nghiệp có tham khảo kỹ hơn bảng giá chữ ký số VNPT cập nhật mới nhất 2023 để cân nhắc lựa chọn. 

3. Nên lựa chọn chữ ký số hay chữ ký điện tử?

Loại chữ ký Ưu điểm Nhược điểm
Chữ ký điện tử
  • Quy trình nhanh gọn.
  • Dễ dàng sử dụng.
  • Không tốn quá nhiều chi phí.
  • Rất khó để xác nhận tính chính xác hay danh tính người ký khi có tranh chấp.
  • Tính pháp lý không được đảm bảo. 
  • Độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả. chỉnh sửa, thay đổi. 
Chữ ký số
  • Dễ dàng kiểm soát ai là người ký kết.
  • Tài liệu ký có độ tin cậy cao.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu.
  • Sử dụng trong các giao dịch có giá trị lớn.
  • Gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng.
  • Cần đầu tư phần mềm uy tín để quản lý, và phần mềm ấy cần có chứng nhận cấp quốc gia.

Như vậy trên đây là những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của chữ ký điện tử và chữ ký số. Qua đó tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau mà bạn và doanh nghiệp hãy lựa chọn loại hình chữ ký phù hợp nhất.

Các giao dịch nên sử dụng chữ ký số

Chữ ký số thường được sử dụng để ký những văn bản quan trọng, cụ thể là:

  • Dùng thay thế cho chữ ký tay tại các giao dịch thương mại điện tử.
  • Dùng chữ ký số trong email để xác nhận người gửi thư cho khách hàng.
  • Giúp bạn đầu tư chứng khoán trực tiếp, thanh toán, mua hàng hoặc chuyển tiền một cách an toàn.
  • Chữ ký số giúp bạn đóng bảo hiểm, ký hợp đồng điện tử với khách hàng trực tuyến…
Chữ ký số VNPT CA
Những trường hợp cụ thể cần sử dụng chữ ký số

Các giao dịch nên sử dụng chữ ký điện tử

Hiện nay chữ ký điện tử được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi tại nhiều quốc gia. Ngày nay một số giao dịch được sử dụng chữ ký điện tử bao gồm:

  • Sử dụng để thực hiện cam kết gửi bằng email hoặc các số định dạng cá nhân khi nhập và rút tiền ATM.
  • Ký bằng bút điện tử tại các thiết bị cảm ứng tại các quầy tính tiền.
  • Thực hiện kê khai hải quan điện tử, nộp thuế trực tuyến, hoặc kê khai bảo hiểm xã hội,…
Lựa chọn VNPT Smart CA
Lựa chọn VNPT Smart CA là lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp

Hiện nay, sử dụng dịch vụ chữ ký số VNPT Smart CA là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp với đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Không cần cài đặt phần mềm hay sử dụng thiết bị phần cứng: Ưu điểm nổi bật khi sử dụng chữ ký số từ xa VNPT Smart CA đó chính là không cần sử dụng thiết bị phần cứng như USB Token, Sim, Card,… Tất cả sẽ được bảo mật và lưu trữ trên cơ sở hạ tầng của VNPT. 
  • Tính bảo mật cao: Chữ ký số của VNPT Smart CA đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Châu Âu, cùng những tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua đó đòi hỏi người dùng cần xác minh danh tính cho nhà cung cấp, khi ấy bạn mới có thể tạo chữ ký số trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
  • Tiết kiệm thời gian: Sử dụng chữ ký số giúp người dùng giảm thời gian trong việc lưu trữ hồ sơ và các giấy tờ. Bên cạnh đó giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng khi không cần di chuyển để ký kết hợp đồng giữa hai bên. Từ đó giúp người dùng có thể ký kết hợp đồng ở bất cứ thời gian hoặc nơi nào mà họ muốn.
  • Giao dịch dễ dàng: Người dùng chữ ký số có thể truy cập để theo dõi đầy đủ lịch sử các giao dịch một cách dễ dàng. Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn thông tin lịch sử ký của từng chứng thư số, giúp việc quản lý trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.

Nếu có bất cứ thông tin thắc mắc về các gói dịch vụ liên quan đến chữ ký điện tử và chữ ký số quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cổng thông tin sau đây:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN