10 Điểm khác biệt giữa Public Cloud vs Private Cloud 

Trang chủSản phẩm10 Điểm khác biệt giữa Public Cloud vs Private Cloud 

Public Cloud và Private Cloud là các dịch vụ đám mây (Cloud Services), được cá nhân/tổ chức sử dụng để lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, Public Cloud vs Private Cloud vẫn có nhiều điểm khác nhau. Bài viết dưới đây chia sẻ đầy đủ 10 điểm khác biệt giữa 2 mô hình này!

1. Quy mô

Trước tiên, xét về quy mô sử dụng:

  • Private Cloud: có quy mô nhỏ và dành riêng cho một cá nhân hoặc tổ chức.
  • Public Cloud: quy mô lớn và được sử dụng bởi nhiều khách hàng khác nhau.
Trong khi Private Cloud chỉ dành riêng cho một cá nhân/tổ chức thì Public Cloud được sử dụng bởi nhiều người dùng khác nhau
Trong khi Private Cloud chỉ dành riêng cho một cá nhân/tổ chức thì Public Cloud được sử dụng bởi nhiều người dùng khác nhau – Nguồn ảnh: Internet

2. Quyền quản lý

Điểm khác biệt thứ 2 giữa Private Cloud và Public Cloud nằm ở quyền quản lý:

  • Private Cloud: người dùng (cá nhân/tổ chức) có thể sử dụng, quản lý và kiểm soát toàn bộ quá trình. Các công cụ thường được sử dụng để quản lý Private Cloud là VMware, vSphere hoặc OpenStack.
  • Public Cloud: nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud sẽ sử dụng, quản lý và kiểm soát tất cả dịch vụ (phần cứng và phần mềm). Một số nhà cung cấp dịch vụ có thể kể đến như Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud Platform. 

3. Quyền kiểm soát

Ngoài quy mô sử dụng và quyền quản lý, quyền kiểm soát cũng là một trong những nét khác biệt giữa Private Cloud và Public Cloud:

  • Private Cloud: toàn bộ hạ tầng và dữ liệu sẽ được kiểm soát bởi tổ chức sử dụng nó.
  • Public Cloud: dữ liệu của người dùng sẽ được kiểm soát và bảo vệ bởi các nhà cung cấp dịch vụ. 
Public Cloud vs Private Cloud: Khác biệt ngay từ quyền kiểm soát tài nguyên đám mây
Public Cloud vs Private Cloud: Khác biệt ngay từ quyền kiểm soát tài nguyên đám mây – Nguồn ảnh: Internet

4. Tính khả dụng

Tính khả dụng là điểm khác biệt tiếp theo giữa Private Cloud và Public Cloud:

  • Private Cloud: tính khả dụng thấp do phụ thuộc nhiều vào hạ tầng và phần mềm quản lý của tổ chức. 
  • Public Cloud: tính khả dụng cao nhờ có hệ thống trung tâm dữ liệu và dự phòng  trên toàn thế giới, đảm bảo dịch vụ Cloud hoạt động liên tục. 

5. Tài nguyên

Nhắc đến tài nguyên đám mây, không thể không nhắc đến các máy chủ ảo, mạng, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa Public Cloud và Private Cloud:

  • Private Cloud: các tổ chức có thể quản lý và kiểm soát của tài nguyên của mình bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý từ bên thứ 3. 
  • Public Cloud: người dùng dễ dàng quản lý và kiểm soát tài nguyên bằng cách sử dụng công cụ quản lý tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ Cloud.

6. Tính linh hoạt

Tính linh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp các cá nhân/tổ chức quyết định lựa chọn sử dụng mô hình Private Cloud hay Public Cloud:

  • Private Cloud: có tính linh hoạt thấp do chỉ được chọn tài nguyên theo nhu cầu ở giai đoạn đầu triển khai mô hình đám mây.
  • Public Cloud: có tính linh hoạt cao hơn vì người dùng có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu sử dụng. 

Khám phá thêm những mô hình đám mây linh hoạt hơn nhờ sự kết hợp trong sử dụng cả 2 đám mây trên:

7. Tính tiêu chuẩn hoá

Nhiều cá nhân/tổ chức trước khi quyết định lựa chọn sử dụng Public Cloud và Private Cloud thường không chú ý đến tính tiêu chuẩn hoá của 2 mô hình này. Dưới đây là điểm khác biệt:

  • Private Cloud: có tính tiêu chuẩn hoá thấp, thường tuân thủ tiêu chuẩn nội bộ của tổ chức nhưng không đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ngành.
  • Public Cloud: có tính tiêu chuẩn hoá cao hơn vì các nhà cung cấp dịch vụ Cloud thường đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn của ngành.

8. Độ bảo mật

Ngoài 7 khía cạnh trên, Private Cloud còn có điểm khác biệt với Public Cloud nằm ở độ bảo mật dữ liệu:

  • Private Cloud: có độ bảo mật cao do được quản lý bởi cá nhân/tổ chức sử dụng nó. Mức độ bảo mật này thường phụ thuộc phần lớn vào cách các cá nhân/tổ chức triển khai, thiết lập các chính sách và tuân thủ quy định về bảo mật.
  • Public Cloud: có độ bảo mật cao nhưng vẫn có rủi ro bị tấn công từ bên thứ ba do sử dụng tài nguyên chung. Để bảo vệ dữ liệu của người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud thường chứng thực, mã hóa dữ liệu và uỷ quyền truy cập thường xuyên.
Mức độ bảo mật dữ liệu của mô hình Public Cloud không cao bằng mô hình Private Cloud
Mức độ bảo mật dữ liệu của mô hình Public Cloud không cao bằng mô hình Private Cloud – Nguồn ảnh: Internet

9. Nơi lưu trữ

Dữ liệu là nguồn tài nguyên cốt lõi không thể thiếu của các doanh nghiệp, do đó nơi lưu trữ cũng cần được bảo đảm an toàn. Dưới đây là điểm khác biệt giữa mô hình Private Cloud và Public Cloud về nơi lưu trữ:

  • Private Cloud: dữ liệu được lưu trữ và bảo mật vật lý bởi hệ thống cơ sở hạ tầng chuyên dụng riêng của tổ chức.
  • Public Cloud: dữ liệu được lưu trữ và bảo mật bởi hệ thống cơ sở hạ tầng chung (AWS, Azure, Google Cloud hoặc FPT Cloud). 

10. Chi phí

Điểm khác biệt cuối cùng giữa mô hình Private Cloud và Public Cloud là chi phí đầu tư: 

  • Private Cloud: giai đoạn đầu, các tổ chức/cá nhân cần phải đầu tư vào hạ tầng và các phần mềm quản lý tài nguyên nên chi phí đầu tư ban đầu cao. Tuy nhiên, sau khi triển khai sử dụng tài nguyên thì chi phí duy trì sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Public Cloud: người dùng sử dụng hạ tầng chung và chia sẻ tài nguyên với nhiều người khác nên chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên, chi phí có thể gia tăng khi người dùng sử dụng dịch vụ cao cấp/dùng nhiều tài nguyên hơn từ nhà cung cấp. 

Xem thêm: Phân biệt Hybrid cloud và Multi cloud – Doanh nghiệp nên chọn giải pháp nào?

Kết luận:

Như vậy, từ việc so sánh Private Cloud và Public Cloud, chúng ta có thể nhận thấy 2 mô hình này tựa như hai khía cạnh đối lập nhau: ưu điểm của mô hình này là nhược điểm của mô hình kia và ngược lại. Cụ thể: 

Private Cloud là đám mây nội bộ, có độ an toàn và bảo mật cao, gần như không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai nhưng chi phí khá tốn kém. Mô hình này sẽ phù hợp với:

  • Các cơ quan chính phủ
  • Các cơ quan ngành công nghiệp 
  • Các doanh nghiệp lớn cần trung tâm dữ liệu lớn
  • Các công ty cần khả năng kiểm soát và bảo mật mạnh
  • Các tổ chức có đủ khả năng đầu tư vào công nghệ

Public Cloud là đám mây công cộng, cần chia sẻ tài nguyên với những người dùng khác nên việc kiểm soát dữ liệu khó khăn, nhưng cách triển khai khá nhanh chóng và đơn giản, giúp các tổ chức/cá nhân tiết kiệm được một khoản chi phí. Mô hình này sẽ phù hợp với:

  • Các công ty lĩnh vực CNTT và kinh doanh
  • Các dịch vụ liên lạc cho lượng người cụ thể
  • Công ty công nghệ đang phát triển và thử nghiệm phần mềm.

Có thể thấy rằng, Public Cloud vs Private Cloud đều mang lại những ưu và nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp cần lưu ý về cách triển khai, quản lý cũng như chi phí, nguồn lực,  hiệu suất và năng lực quản lý để lựa chọn mô hình đám mây phù hợp.

VNPT tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp điện toán đám mây hàng đầu hiện nay. Với các gói dịch vụ đa dạng, chúng tôi tự tin có thể giải quyết mọi nhu cầu của doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các mô hình đám mây (Private và Public Cloud). Quý doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này có thể truy cập trang SmartCloud VNPT hoặc liên hệ một trong các kênh sau:

oneSME – Hệ sinh thái chuyển đổi số thuộc Tập đoàn VNPT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN