Data Center được xem là trọng tâm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại số, giúp quản lý, xử lý dữ liệu và duy trì hoạt động. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những nội dung trong bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm, thành phần, cơ chế hoạt động, phân loại của Data Center.
1. Data Center là gì?
Data Center còn được gọi là trung tâm dữ liệu hoặc vị trí đặt máy chủ. Đây là cơ sở hạ tầng tập trung tất cả các hoạt động công nghệ thông tin và toàn bộ các thiết bị của một doanh nghiệp. Data Center còn có thể là trung tâm quản lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu của một tổ chức.
Nói một cách đơn giản, Data Center là một không gian đặc biệt được sử dụng để lưu trữ máy chủ, máy tính và các thiết bị liên quan đến hệ thống thông tin và dữ liệu.
2. Thành phần của Data Center
Data Center chủ yếu bao gồm các thành phần sau:
2.1. Máy chủ
Máy chủ là những thiết bị được sử dụng để cung cấp ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu cho các thiết bị của người dùng cuối cùng.
Máy chủ trong trung tâm dữ liệu có nhiều dạng khác nhau:
- Máy chủ gắn trên giá đỡ (Rack-mount servers)
- Máy chủ phiến hay còn được gọi là máy chủ mật độ cao (Rack-mount servers)
- Máy tính lớn (Mainframes)
2.2. Hệ thống lưu trữ
Hệ thống lưu trữ có 2 loại như sau:
- Thiết bị lưu trữ khối dữ liệu: Thiết bị lưu trữ dữ liệu, chẳng hạn như ổ cứng và ổ đĩa thể rắn được sử dụng để lưu trữ dữ liệu theo khối và có khả năng cung cấp dung lượng lưu trữ lên đến terabyte. Mạng khu vực lưu trữ (SAN – Storage Area Network) là đơn vị lưu trữ dữ liệu gồm các ổ đĩa được tổ chức và quản lý bên trong, hoạt động như hệ thống lưu trữ khối dữ liệu lớn.
- Thiết bị lưu trữ tệp: Các thiết bị lưu trữ tệp, ví dụ như thiết bị lưu trữ gắn vào mạng (NAS – Network-Attached Storage), cho phép lưu trữ một lượng lớn tệp, có thể được sử dụng để tạo kho lưu trữ hình ảnh và video.
2.3. Mạng
Mạng trong trung tâm dữ liệu bao gồm nhiều loại thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và cáp quang, dùng để chuyển tiếp lưu lượng mạng qua máy chủ và đến/từ máy chủ đến máy khách.
Dịch vụ mạng trong trung tâm dữ liệu thường được ảo hóa. Việc này cho phép tạo ra các mạng ảo trên cơ sở hạ tầng mạng vật lý, được xác định bởi phần mềm, để phù hợp với các biện pháp kiểm soát bảo mật cụ thể hoặc thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA – service level agreements).
2.4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trong một trung tâm dữ liệu bao gồm vị trí (location) và không gian khả dụng (white space) mà các thiết bị công nghệ có thể sử dụng được.
Trung tâm dữ liệu là một trong những hệ thống cơ sở dữ liệu tiêu tốn năng lượng lớn nhất trên thế giới vì phải hoạt động liên tục cũng như cho phép truy cập dữ liệu 24/24. Người dùng cần tối ưu không gian (white space), đảm bảo, kiểm soát môi trường sạch sẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn trong phạm vi nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu từ nhà sản xuất.
2.5. Thiết bị hỗ trợ
Thiết bị hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ sẵn sàng cao nhất và vận hành các bộ phận bên trong trung tâm dữ liệu. Một số thiết bị hỗ trợ có thể bao gồm:
- Nguồn điện liên tục (UPS – Uninterruptible Power Sources): Bao gồm ngân hàng năng lượng, máy phát điện và nguồn điện dự phòng để đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định trong trường hợp xảy ra mất điện.
- Kiểm soát môi trường (Environmental Control): Bao gồm máy điều hòa không khí phòng máy (CRAC), hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí (HVAC) và hệ thống ống xả để duy trì nhiệt độ, độ ẩm và sự ổn định trong môi trường làm việc của trung tâm dữ liệu.
- Hệ thống an ninh vật lý (Physical Security Systems): Bao gồm hệ thống giám sát sinh trắc học và hệ thống giám sát video để bảo vệ trung tâm dữ liệu và đảm bảo an toàn cho các thiết bị và dữ liệu quan trọng.
2.6. Thiết bị công nghệ
Các thiết bị công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động lưu trữ dữ liệu và các công việc khác liên quan đến công nghệ thông tin.
Thiết bị công nghệ bao gồm phần cứng lưu trữ (ổ cứng, bộ nhớ, hệ thống lưu trữ mạng, hệ thống lưu trữ đám mây,…), cáp, giá đỡ, công cụ bảo mật thông tin (tường lửa, phần mềm diệt virus,…).
2.7. Nhân viên điều hành
Nhân viên điều hành (operational staff) là những người chịu trách nhiệm giám sát, xử lý sự cố, thực hiện bảo trì và duy trì hoạt động của các thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục 24/24
3. Cơ chế hoạt động của Data Center
Trung tâm dữ liệu sẽ cung cấp cho tổ chức một cơ sở để thu thập tài nguyên và cơ sở hạ tầng để xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Điều này bao gồm:
- Hệ thống lưu trữ, chia sẻ, truy cập và xử lý dữ liệu trong tổ chức: Đây là các thiết bị và hệ thống được sử dụng để lưu trữ, chia sẻ, truy cập và xử lý dữ liệu trong tổ chức, bao gồm máy chủ, hệ thống lưu trữ mạng và các ứng dụng phần mềm liên quan.
- Cơ sở hạ tầng vật lý để hỗ trợ xử lý và truyền dữ liệu: Đây là các thành phần vật lý như máy chủ, mạng, bộ chuyển mạch (switch), cáp và hệ thống mạng, cung cấp cơ sở hạ tầng để xử lý và truyền thông dữ liệu trong trung tâm dữ liệu.
- Các tiện ích như làm mát, cấp điện, truy cập an ninh mạng và nguồn điện liên tục (UPSes): Đây là các yếu tố quan trọng để đảm bảo trung tâm dữ liệu hoạt động liên tục và an toàn.
Việc thu thập tất cả các tài nguyên này trong một trung tâm dữ liệu cho phép tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Bảo vệ hệ thống và dữ liệu độc quyền của tổ chức khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
- Tập trung nhân viên công nghệ thông tin và xử lý dữ liệu, tương tác với các nhà thầu và nhà cung cấp liên quan đến việc quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu.
- Áp dụng những giải pháp kiểm soát an toàn thông tin cho các hệ thống và dữ liệu độc quyền.
- Hiện thực hóa quy mô kinh tế bằng cách hợp nhất các hệ thống nhạy cảm vào một nơi.
4. Phân loại trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu bao gồm các loại như sau:
Tên | Đặc điểm |
Trung tâm dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Centers) | Đây là những cơ sở được xây dựng và sử dụng bởi một tổ chức để phục vụ các mục đích nội bộ của riêng họ. Đây là xu hướng phổ biến trong các công ty công nghệ lớn. |
Trung tâm dữ liệu định vị (Colocation Data Centers) | Đây là các cơ sở dữ liệu hoạt động như tài sản cho thuê, nơi không gian và tài nguyên của trung tâm dữ liệu được cung cấp cho những cá nhân hoặc tổ chức sẵn sàng thuê chúng. |
Trung tâm dữ liệu dịch vụ được quản lý (Managed Service Data Centers) | Trung tâm dữ liệu cung cấp các khía cạnh như lưu trữ dữ liệu, tính toán và các dịch vụ khác, được quản lý bởi một bên thứ ba và phục vụ trực tiếp cho khách hàng. |
Trung tâm dữ liệu đám mây (Cloud Data Centers) | Đây là các cơ sở dữ liệu được phân phối và thường được cung cấp cho khách hàng, thông qua sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ được quản lý bởi bên thứ ba. |
5. Những yêu cầu của Data Center chuẩn quốc tế
Cuốn ANSI/TIA-942 được xuất bản vào năm 2005 bởi Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (Telecommunications Industry Association) đã xác định các yêu cầu chuẩn quốc tế của trung tâm dữ liệu. Theo chuẩn này, trung tâm dữ liệu được phân thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ | Đặc điểm |
1 | Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản, khả năng bảo vệ hạn chế trước các sự kiện vật lý, gồm các thành phần và một đường dẫn phân phối đơn lẻ, không có sự dự phòng. |
2 | Sở hữu cơ sở hạ tầng dự phòng với khả năng bảo vệ tốt hơn trước sự kiện vật lý, gồm các thành phần dự phòng và một đường dẫn phân phối duy nhất, không dự phòng. |
3 | Cơ sở hạ tầng có thể bảo trì đồng thời, bảo vệ khỏi hầu hết các sự kiện vật lý, cung cấp các thành phần dự phòng và nhiều đường dẫn phân phối độc lập. Mỗi thành phần có thể được tháo gỡ hoặc thay thế mà không gây gián đoạn cho người dùng cuối cùng. |
4 | Cơ sở hạ tầng có khả năng chịu lỗi và dự phòng cao nhất, gồm các thành phần dự phòng và nhiều đường dẫn phân phối độc lập, giúp bảo trì đồng thời và không gây ra thời gian chết trong quá trình cài đặt. |
6. Lợi ích của Data Center mang đến cho người dùng
Data Center mang đến cho người dùng những lợi ích như:
Lưu trữ dữ liệu an toàn, chuyên nghiệp
Trung tâm dữ liệu luôn đặt an toàn và bảo mật dữ liệu lên hàng đầu. Hiện nay, các tiêu chuẩn và biện pháp an ninh được Data Center áp dụng và cải thiện thường xuyên nhằm đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn và chuyên nghiệp trong quá trình lưu trữ dữ liệu.
Xem thêm: Data Center and Cloud Computing: Nên sử dụng Trung tâm dữ liệu hay điện toán đám mây?
Tiết kiệm chi phí lưu trữ và quản lý
Data Center đảm nhận vai trò giám sát và quản lý cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin đồng thời theo dõi luôn các tài sản. Điều này giúp bảo trì, phòng ngừa và thay thế linh kiện, giảm thiểu yêu cầu ngân sách.
Ngoài ra, trung tâm dữ liệu tối ưu hóa các phòng trung tâm dữ liệu, giảm chi phí OpEx, đồng thời tối đa hóa hiệu quả năng lượng và bảo mật thông tin. Bằng cách làm như vậy, Data Center giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành.
Data Center đóng vai trò là trung tâm lưu trữ dữ liệu chính, trung tâm sao lưu và khôi phục sau sự cố. Điều này đảm bảo tính liên tục và liền mạch của hệ thống cơ sở dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ vào điều này, doanh nghiệp không cần phải chi tiêu nhiều cho nhân sự và thiết bị để quản lý dữ liệu như trước đây.
Xem chi tiết: Bảng giá Cloud Server VNPT MỚI NHẤT từ NHÀ CUNG CẤP
Tiện lợi khi đánh giá quá trình hoạt động
Data Center lưu trữ dữ liệu và cung cấp báo cáo xu hướng qua từng năm, giúp người dùng có được dữ liệu để phân tích, dễ dàng theo dõi những cải tiến đã thực hiện và những thay đổi mới.
Hiệu quả năng lượng cao
Trung tâm dữ liệu giúp hệ thống hoạt động với hiệu suất tối ưu, phòng ngừa các sự cố trước khi chúng xảy cũng như tối đa hóa thời gian hoạt động. Điều này giúp đạt được hiệu quả năng lượng cao và mang lại sự bền vững cho môi trường.
7. Đối tượng nào nên sử dụng Data Center?
Nếu thuộc trong các đối tượng sau đây, bạn nên xem xét sử dụng Data Center:
- Doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, sản xuất, dịch vụ, thương mại điện tử, Fintech, ONS,… có nhu cầu lưu trữ và quản lý lượng lớn dữ liệu. Sử dụng Data Center giúp đảm bảo an toàn dữ liệu, sao lưu và khôi phục dữ liệu, đạt được hiệu quả trong việc vận hành hệ thống.
- Cơ quan nhà nước cần quản lý thông tin: Các cơ quan nhà nước đặc biệt là những cơ quan quản lý thông tin như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Y tế,… cần quản lý và bảo mật thông tin của chính phủ và dân cư.
- Công ty cấp dịch vụ, thiết bị viễn thông: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ điện toán đám mây, nhà thiết bị viễn thông và các nhà mạng di động có nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về Data Center mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Mong rằng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp bạn hiểu hơn về trung tâm dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo và tìm hiểu thêm những sản phẩm và dịch vụ oneSME của tập đoàn VNPT. Đây là giải pháp thiết thực và phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chuyển mình thực hiện chuyển đổi số.
Đặc biệt, hiện VNPT đang cung cấp hệ thống Data Center cho khách hàng với các đặc điểm nổi bật như:
- Hạ tầng trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn Uptime Tier III
- Dữ liệu an toàn, bảo mật
- Gói dịch vụ linh hoạt
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết về dịch vụ tại VNPT IDC.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong những kênh sau:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: onesme@vnpt.vn
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs