On-premise và Cloud là hai mô hình cơ sở hạ tầng khác nhau mà các tổ chức có thể sử dụng để triển khai và quản lý hệ thống và ứng dụng. Vậy giữa On-premise vs Cloud, đâu là lựa chọn phù hợp hơn cho doanh nghiệp của bạn? Cùng oneSME khám phá những thông tin trong bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp!
1. Điểm giống nhau giữa On-premise và Cloud
Hiện nay, On-premise và Cloud là những dịch vụ được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, công ty. On-premise và Cloud sở hữu điểm chung, đó là đều giúp người dùng lưu trữ, truy cập dữ liệu.
Bản chất của On-premise và Cloud như sau:
- On-premise: On-premise hay còn được biết đến là on-prem, là việc triển khai và vận hành hệ thống, ứng dụng và dữ liệu trực tiếp tại vị trí vật lý của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Cloud: Cloud là một mô hình cung cấp dịch vụ và tài nguyên qua Internet. Dữ liệu, ứng dụng và hệ thống lưu trữ được đặt và quản lý tại các trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
2. Điểm khác nhau giữa On-premise vs Cloud
Giữa On-premise và Cloud khác biệt nhau về 5 tiêu chí được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Tiêu chí | On-premise | Cloud |
Khả năng triển khai | Được triển khai trực tiếp tại máy chủ của tổ chức | Được triển khai bởi nhà cung cấp dịch vụ |
Tính bảo mật | Cao | Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ |
Chi phí | Cao | Tiết kiệm hơn |
Khả năng kiểm soát, quản lý dữ liệu | Doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát, quản lý dữ liệu | Bên cung cấp dịch vụ sẽ góp phần kiểm soát, quản lý dữ liệu |
Nâng cấp hệ thống | Được nâng cấp tùy theo nhu cầu của người dùng | Tự động cập nhật nâng cấp hệ thống |
Dưới đây là sự khác nhau chi tiết giữa On-premise và Cloud:
2.1. Khả năng triển khai
- On-premise: Tài nguyên được cài đặt và triển khai vào máy chủ hoặc cơ sở hạ tầng của các tổ chức hoặc doanh nghiệp một cách trực tiếp. Doanh nghiệp và các tổ chức được cấp toàn quyền để truy cập và quản lý cơ sở dữ liệu. Mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ trực tiếp tại On-premise mà không có sự can thiệp bởi bất kỳ một bên thứ ba nào khác.
- Cloud: Đối với Cloud, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhận trách nhiệm về bảo mật, lưu trữ và bảo trì dữ liệu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được tài khoản và có quyền tự do truy cập vào dữ liệu bất cứ khi nào mà họ mong muốn.
2.2. Tính bảo mật
- On-premise: On-premise có tính bảo mật cao bởi toàn bộ phiên bản phần mềm được lưu trữ trong hệ thống của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc cài đặt và vận hành On-premise diễn ra trong phạm vi mạng của người dùng, chỉ có nhân viên bảo mật và nhân viên công nghệ thông tin mới có quyền kiểm soát trực tiếp cấu hình, quản lý và triển khai các hoạt động bảo mật trên hệ thống.
- Cloud: Mức độ bảo mật dữ liệu trong môi trường đám mây (Cloud) phụ thuộc vào bên thứ ba hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, khi triển khai mô hình này, các doanh nghiệp cần lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy, sử dụng các giao thức bảo mật phức tạp để đảm bảo an toàn dữ liệu.
2.3. Chi phí
- On-premise: Việc triển khai On-premise đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu các chi phí cao hơn, bao gồm chi phí phần cứng máy chủ nội bộ, nhân viên vận hành, thời gian tích hợp, cũng như các chi phí liên quan đến vận hành và bảo trì.
- Cloud: Khi dùng Cloud, doanh nghiệp không bỏ ra chi phí ban đầu mà chỉ cần chi trả cho các tính năng đã dùng. Vì vậy, Cloud có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn.
2.4. Khả năng kiểm soát, quản lý dữ liệu
- On-premise: Doanh nghiệp sẽ được cấp toàn quyền kiểm soát cũng như hệ thống dữ liệu mà không cần dựa vào nhà cung cấp dịch vụ hoặc bên thứ ba nào khác.
- Cloud: Ngược lại với On-premise, khi sử dụng dịch vụ Cloud, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được mã hóa và lưu trữ bởi các nhà cung cấp dịch vụ hay bên thứ ba nào khác.
2.5. Nâng cấp hệ thống
- On-premise: On-premise có thể được nâng cấp hoặc điều chỉnh theo mong muốn của người sử dụng. Tuy nhiên, việc cập nhật này liên quan mật thiết đến quá trình triển khai phần mềm ban đầu. Vì vậy, nó đòi hỏi nhân viên trong các bộ phận liên quan phải có chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Cloud: Ứng dụng chạy trên Cloud có khả năng tự động nâng cấp một cách linh hoạt, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các phiên bản cập nhật mới nhất.
Tóm lại, giữa On-premise và Cloud có nhiều điểm khác biệt nhau về các tiêu chí như: khả năng triển khai, tính bảo mật, chi phí sử dụng, khả năng kiểm soát, quản lý dữ liệu và nâng cấp hệ thống.
Xem thêm:
- Điện toán đám mây và Blockchain: Công nghệ nào phù hợp với doanh nghiệp?
- Big Data và điện toán đám mây – Mối quan hệ kết hợp hoàn hảo
3. Nên chọn On-premise hay Cloud?
Trước khi ra quyết định lựa chọn On-premise hay Cloud, người dùng cần xem xét ưu và nhược điểm của 2 dịch vụ này, cụ thể như sau:
Nền tảng | Ưu điểm | Nhược điểm |
On-premise | Chi phí dài hạn thấp do doanh nghiệp chỉ cần chi trả một lần duy nhất
Cho phép doanh nghiệp toàn quyền truy cập và kiểm soát, bảo mật thông tin cao Sở hữu các chính sách và thủ tục bảo mật chặt chẽ Không cần kết nối Internet vẫn có thể truy cập vào hệ thống Có thể được tích hợp sâu hơn vào cả cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp |
Chi phí đầu tư vào phần cứng và cơ sở hạ tầng lớn
Yêu cầu đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để quản lý Khó khăn trong việc truy cập từ xa Có thể phát sinh nhiều chi phí bổ sung |
Cloud | Doanh nghiệp có thể đăng ký và thanh toán theo gói nhu cầu sử dụng
Có thể truy cập qua Internet từ nhiều thiết bị khác nhau Có thể ngăn chặn các lỗi dịch vụ Tốc độ triển khai dịch vụ công nghệ nhanh Sở hữu công nghệ hiện đại Tính di động cao, giúp doanh nghiệp có thể triển khai mở rộng xây dựng Website ở bất cứ nơi đâu |
Lỗ hổng bảo mật cao, có thể bị nhiều kẻ xấu tấn công
Có thể không có những biện pháp bảo mật cần thiết để tuân thủ các quy tắc Nếu không được quản lý chặt chẽ, chi phí có thể tăng đột ngột Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhà cung cấp Internet |
Vậy doanh nghiệp nên chọn On-premise hay Cloud? Tùy thuộc vào các yếu tố, doanh nghiệp có thể lựa chọn On-premise hoặc Cloud:
3.1. Trường hợp nên chọn On-premise
Những doanh nghiệp sở hữu các đặc điểm dưới đây nên chọn On-premise:
- Bảo mật dữ liệu là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp
- Cần hiệu suất lưu trữ cao
- Có khả năng đầu tư với ngân sách cao.
- Muốn độc lập và không phụ thuộc vào nhà cung cấp Internet
3.2. Trường hợp nên chọn Cloud
Nếu sở hữu những đặc điểm dưới đây, doanh nghiệp nên xem xét lựa chọn Cloud:
- Ngân sách hạn chế
- Nhu cầu tài nguyên không thể dự đoán trước
- Không có đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý hạ tầng
- Cần môi trường làm việc từ xa
- Cần khả năng dự phòng dữ liệu cao
Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ VNPT Cloud: Thông tin và bảng giá từng hạ tầng CẬP NHẬT mới nhất
Như vậy, giữa On-premise vs Cloud có nhiều đặc điểm khác nhau, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ nào còn phụ thuộc vào điều kiện, nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu có mong muốn tham khảo thêm các giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả, tiết kiệm, bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm và dịch vụ oneSME do tập đoàn VNPT cung cấp.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp cũng như tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với oneSME bằng một trong các kênh sau đây:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: onesme@vnpt.vn
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs